Những lưu ý trong điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyễn Ngọc Mai-10:46 19/07/2022

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, khi chăm sóc cho trẻ tại nhà, ba mẹ cần biết thêm nhiều kiến thức để tránh hậu quả có thể xảy ra cũng như quá trình điều trị bệnh tay chân miệng diễn ra thuận lợi hơn. Vậy những lưu ý nào ba mẹ nên biết về bệnh chân tay miệng ở trẻ và cách điều trị cho trẻ, cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bởi virus, có tỷ lệ lây lan rất cao với số ca mắc tăng cao trong thời gian gần đây đi kèm với rất nhiều ca biến chứng nặng gây khó khăn trong điều trị bệnh tay chân miệng. Sau đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ ba mẹ cần chú ý:

  • Ở trẻ nhỏ, một số yếu tố quan trọng gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gen và bệnh lý đi kèm có thể ảnh hưởng đến việc nhiễm bệnh truyền nhiễm. Cũng như đối tượng là trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và các bé thường hiếu động và có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch

  • Ít vệ sinh cá nhân: Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh. Việc ít vệ sinh cá nhân, giữ cơ thể không sạch sẽ và ít rửa tay sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trẻ nhiều hơn.

  • Các yếu tố sinh hoạt ở nơi tập thể và nơi công cộng: Tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan khi tiếp xúc giữa người với người. Do đó, càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hơn nữa, môi trường như mẫu giáo nhà trẻ rất dễ để lây lan giữa các trẻ với nhau tạo ra ổ dịch.

  • Nhận định sai lầm về việc người lớn không bị mắc bệnh tay chân miệng: Nhiều phụ huynh cho rằng người lớn có hệ miễn dịch tốt thì sẽ không bị mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể xảy ra ở người lớn do đây là một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp (nước bọt, chất dịch nhầy ở mũi, dịch ở các vết phỏng nước, vết loét) và phân của người bệnh nên bất kỳ là trẻ con hay người lớn virus đều truyền từ người sang người. Tuy nhiên triệu chứng bệnh ở người lớn ít biểu hiện ra bên ngoài như trẻ nên thấy có biểu hiện hơi khác cần đi khám tại các cơ sở Y tế để có cách điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn hiệu quả, tránh bệnh tiến triển và lây nhiễm sang cho trẻ.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Xem thêm: Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ qua từng giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi điều trị bệnh tay chân miệng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng để giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng cũng như giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh tay chân miệng. Dưới đây là một vài gợi ý của Momi về một số loại thực phẩm ba mẹ có thể lựa chọn cho bé trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng:

  • Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo chiều hướng tích cực nhất là cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.

  • Tăng cường ăn tăng rau, trái cây có màu vàng, đỏ (cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu, …) và các loại rau có lá xanh sẫm (rau muống, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ xanh, …) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, … trong bữa ăn của trẻ để giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm lành nhanh các tổn thương. Ăn hoặc ép nước uống từ các loại quả giàu Vitamin C như bưởi, táo, lê, ... cũng là cách điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn nhờ khả năng tự tăng cường hệ miễn dịch.

  • Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm, đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá basa, cá bông lau, cá hồi, cá trích, …), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hàng rào bảo vệ và sức đề kháng cho trẻ.

  • Trong quá trình điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, ..., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ chưa từng ăn bao giờ.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi điều trị bệnh tay chân miệng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi điều trị bệnh tay chân miệng

Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em - Cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng nên cần đảm bảo những nguyên tắc trong phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.

  • Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2%, các chất sát khuẩn thông thường hoặc sử dụng máy tiệt trùng để tiệt trùng đồ chơi, bát đũa của trẻ, trang sức và điện thoại của ba mẹ.

  • Luộc sôi hoặc ngâm dung dịch Cloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.

  • Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.

  • Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

  • Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

  • Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

    Sử dụng máy tiệt trùng đồ chơi cho trẻ bị tay chân miệng

Sử dụng máy tiệt trùng đồ chơi cho trẻ bị tay chân miệng

Xem thêm: Cách ly trẻ bị tay chân miệng bao lâu?

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ những lưu ý và những nguyên tắc trong cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà và người thân trong gia đình. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, ba mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến bệnh viện điều trị tay chân miệng nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.

Xem thêm: Cho bé bị chân tay miệng uống thuốc gì? Gợi ý các loại thuốc uống cho trẻ bị tay chân miệng

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay