Cách phòng bệnh tay chân miệng toàn diện, bảo vệ sức khỏe bé yêu

Quyên Ngô-10:18 21/06/2022

Tay chân miệng luôn là cơn ác mộng đối với bất kỳ phụ huynh nào khi tác động rất lớn đến sức khỏe các bé, làm ảnh hưởng đến nhịp sống, nhịp sinh hoạt của gia đình. Vậy làm cách nào để có thể bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh tay chân miệng? Hãy để Momi gợi ý cho ba mẹ các cách phòng bệnh tay chân miệng toàn diện dưới đây!

Độ tuổi nào dễ mắc tay chân miệng nhất - Nắm rõ để có phương pháp phòng bệnh tay chân miệng hợp

Tay chân miệng không giới hạn bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt nhiều nhất ở nhóm dưới 5 tuổi và dưới 3 tuổi. Theo các bác sĩ, trẻ càng nhỏ càng dễ mắc tay chân miệng hơn so với các nhóm khác, đồng nghĩa các biến chứng dễ biến chuyển nặng hơn.

Tay chân miệng không giới hạn bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi

Tay chân miệng không giới hạn độ tuổi mắc tuy nhiên tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi

Lý giải nguyên do vì sao trẻ em thường bị mắc tay chân miệng là do nhóm này có đề kháng tương đối yếu, khả năng chống chịu bệnh kém, khi tiếp xúc với virus dễ bị lây hơn so với người lớn. Trường hợp người trưởng thành mắc tay chân miệng có thể là do tiếp xúc, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trước đó. Tuy vậy số lượng người lớn bị nhiễm vẫn thuộc số ít. Theo đó, công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cũng chỉ tập trung mạnh vào nhóm trẻ em nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh bệnh lý này chưa có thuốc đặc trị.

Những cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả ba mẹ có thể áp dụng

cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng hữu hiệu nhất chính là chủ động trong chăm sóc đời sống sinh hoạt và vui chơi của các bé. Cụ thể, ba mẹ có thể áp dụng các cách phòng ngừa tay chân miệng sau:

  • Thực hiện rửa tay với xà phòng trước khi nấu ăn và cho trẻ ăn
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hay sau khi thay tã lót cho trẻ
  • Đối với trường hợp vừa tiếp xúc với các nốt mụn, bọng nước trên da trẻ bị tay chân miệng cần vệ sinh và sát khuẩn ngay sau đó
  • Vệ sinh môi trường quanh nhà, khu vực vui chơi của bé bằng xà phòng, các chất tẩy rửa, khử trùng
  • Làm sạch đồ chơi, các bề mặt bé tiếp xúc hàng ngày (mặt bàn, ghế, tay nắm cửa,...)
  • Trường hợp bé bị nhiễm bệnh nên thực hiện cách ly trẻ khỏi những môi trường đông người như khu vui chơi, lớp học,... Đây cũng là cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhất, tránh trường hợp lây lan và phát triển thành ổ dịch
  • Liên tục theo dõi tình trạng bệnh của các con và thực hiện điều trị theo triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp phát sinh những biến chứng hay diễn tiến nặng cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức
  • Chú ý che miệng khi ho, hắt hơi, tránh ho, hắt hơi khi ở gần trẻ. Sau đó vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng
  • Xử lý tã lót, khăn giấy đã qua sử dụng đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường vì rất dễ gây phát tán dịch tay chân miệng
  • Làm sạch đồ chơi của trẻ - Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng trẻ em từ những chi tiết nhỏ nhất. Một số phương pháp làm sạch đồ chơi của bé mà ba mẹ có thể áp dụng như sau: ngâm và rửa lại với xà phòng rồi hong khô; sát khuẩn với dung dịch kháng khuẩn theo chỉ định; lau đồ chơi của bé bằng gạc cồn;...

Làm sạch đồ chơi của trẻ

Làm sạch đồ chơi của trẻ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh

  • Đặc biệt lưu ý làm sạch và sát khuẩn môi trường sống của các bé sơ sinh. Đây là nhóm đối tượng có đề kháng yếu và rất dễ bị mắc bệnh. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh toàn diện nhất đó là phải đảm bảo mọi yếu tố từ vệ sinh, trang phục, đồ chơi, người chăm sóc,... đều không mang nguồn virus gây bệnh.
  • Tránh các hành vi tiếp xúc gần như ôm hôn, dùng chung đồ dùng để hạn chế khả năng lây bệnh.

Có thể phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ nhỏ bằng cách tiêm vắc - xin hay không?

Như đã nói, tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, đồng thời cũng chưa có bất kỳ loại vắc-xin nào có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, cách phòng bệnh tay chân miệng với vắc-xin là không khả quan. Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần chủ động hơn trong việc điều chỉnh nếp sống, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh làm lây nhiễm tay chân miệng thông qua các tác nhân như tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, dịch tiết từ các nốt mụn, bọng nước của người bệnh.

Lưu ý cho người chăm sóc trong phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ nhỏ

  • Để có thể phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả, người chăm sóc cần phải đặc biệt lưu ý các vấn đề dưới đây:
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân cho bé hàng ngày và đúng cách
  • Lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với tã, chất thải của trẻ
  • Vệ sinh môi trường của trẻ thường xuyên: nhà cửa, mặt bàn, ghế, sân vườn, các món đồ chơi của bé
  • Đối với trẻ mắc bệnh: Cần cách ly bé ra khỏi môi trường chung, tách biệt quần áo của trẻ, không giặt chung với quần áo của trẻ khác. Nên cho trẻ đi ngoài vào bô có sẵn chất diệt khuẩn, đồng thời xử lý tốt các chất thải này, tránh xả trực tiếp ra môi trường
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đúng cách
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân của nhau: bát đĩa, cốc chén, khăn mặt,...
  • Không mớm cơm, đồ ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc tay thức ăn trực tiếp
  • Hướng dẫn trẻ bỏ thói quen mút tay, ngậm đồ chơi lên miệng
  • Thực hiện dọn dẹp và sát khuẩn, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn khu vực nhà vệ sinh của những gia đình có người mắc bệnh.

Trên đây là một số cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo. Nên nhớ tay chân miệng lây rất nhanh và có thể truyền từ người sang người qua cơ chế rất đơn giản từ chính những hoạt động sống hàng ngày. Do đó, chủ động trong phòng tránh là cách tốt nhất để ba mẹ có thể bảo vệ con trước các tác nhân gây bệnh.

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay