Người lớn có bị tay chân miệng không? Tưởng không mắc nhưng lại mắc dễ không tưởng

Quyên Ngô-10:10 21/06/2022

Tay chân miệng là bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở nhóm dưới 5 tuổi. Tuy nhiên cũng có những thắc mắc liên quan đến việc người lớn có bị tay chân miệng không? Liệu có thể mắc bệnh lý này khi ở độ tuổi trưởng thành, khi đã có sự hoàn thiện nhất định về đề kháng và khả năng miễn dịch. Hãy cùng Momi đi tìm câu trả lời ngay dưới đây?

Người lớn có bị tay chân miệng không?

Trong thực tế, bệnh chân tay miệng không loại trừ bất cứ độ tuổi nào, do đó đáp án cho câu hỏi người lớn có bị bệnh tay chân miệng không luôn là có, đặc biệt là với những ai đã hoặc đang tiếp xúc với người bệnh.

Và cũng tương tự như trẻ nhỏ, tay chân miệng ở người lớn gây ra bởi hai nhóm tác nhân chính là virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 (EV71). Bệnh có thể tự khỏi từ 7 đến 10 ngày nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Trường hợp xấu, nếu không được điều trị hợp lý bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.

Theo các bác sĩ, những người mắc tay chân miệng do chủng virus EV71 có nguy cơ dễ xảy ra biến chứng hơn, điển hình như: viêm não, viêm màng não, tổn thương phổi, viêm cơ tim,... Ở một số trường hợp người mắc bệnh chân tay miệng đang mang thai, các rủi ro như sảy thai, thai chết lưu hoặc nhiễm trùng khi mang thai hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy, ngoài vấn đề người lớn có bị chân tay miệng không, bạn cần đặc biệt quan tâm đến những biến chứng gây ra bởi bệnh đề xây dựng cho mình những kế hoạch phòng tránh bệnh toàn diện nhất.

Người lớn có bị tay chân miệng không

Người lớn có bị tay chân miệng không?

Những biểu hiện tay chân miệng ở người lớn - Có gì khác so với trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở người lớn có những biểu hiện tương đồng như ở trẻ em, thậm chí có những triệu chứng còn diễn tiến nặng hơn, cụ thể có:

  • Sốt, đau họng, mệt mỏi thậm chí mê man
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Đau nhức các cơ
  • Xuất hiện các nốt phồng rộp ở lưỡi, lợi và bên trong khoang miệng
  • Nổi các vết ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, mọng, lưng, tuy nhiên không gây ngứa
  • Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: khó thở, bí tiểu, co giật
  • Bệnh diễn biến nặng khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao kéo dài, co giật, nôn ói.

Cơ chế lây lan bệnh tay chân miệng ở người lớn - Người lớn có bị tay chân miệng không?

Tay chân miệng được gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm và có thể lây từ người sang người thông qua dịch tiết ở mũi và họng: nước bọt, dịch các phết phỏng rộp, các chất nhầy hoặc qua phân.

Cơ chế lây lan bệnh tay chân miệng ở người lớn

Cơ chế lây lan bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Nói cách khác, việc bị tay chân miệng ở người lớn là tương đối khó tránh khỏi bởi hầu hết các hoạt động sống của chúng ta đều có thể là nguồn cơ cho sự lây nhiễm:

  • Tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh
  • Hít phải không khí có chứa virus nhiễm bệnh
  • Chạm vào đồ dùng có chứa virus: bề mặt bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi trẻ em
  • Tiếp xúc với nguồn nước chứa virus: uống chung nước, nước ở bể bơi,...

Phương pháp điều trị bệnh chân tay miệng ở người lớn

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị hay vắc-xin nào dành riêng cho bệnh tay chân miệng. Về cơ bản, để điều trị chứng bệnh này, bệnh nhân sẽ tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh. Theo đó, đối với người lớn bị tay chân miệng có thể các áp dụng phương pháp điều trị và chăm sóc như sau:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt trong các trường hợp bị sốt cao
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau khi đau cơ, đau họng,...
  • Hạn chế gãi hoặc làm trầy các nốt mụn vì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn chua, cay, thức ăn quá cứng,...
  • Nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, ăn đồ ăn nguội và mát
  • Cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách uống nước ép
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn
  • Vệ sinh cá nhân và tắm giặt hàng ngày
  • Theo dõi tiến triển của bệnh, nếu phát hiện ra bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào cần thăm khám ngay lập tức để được hướng dẫn điều trị kịp thời

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi người lớn có bị tay chân miệng không và những biểu hiện nào cho thấy người lớn bị tay chân miệng. Có thể thấy rằng, bệnh lý này có thể mắc ở bất kỳ độ tuổi nào và việc vệ sinh cá nhân, đảm bảo môi trường sạch sẽ là cách tốt nhất để chúng ta phòng tránh bệnh tay chân miệng. Hãy lưu ý vấn đề này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay