Cho bé bị chân tay miệng uống thuốc gì? Gợi ý các loại thuốc uống cho trẻ bị tay chân miệng
Đa số các trường hợp bé bị tay chân miệng tương đối lành tính. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể chuyển biến nặng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta chủ quan. Vậy nên để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì cần có phương pháp điều trị đúng đắn và phù hợp cho bé. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, ba mẹ cần biết rõ khi trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để giảm triệu chứng và làm sao để cho bé sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Các bé bị tay chân miệng thường là các đối tượng dưới 5 tuổi bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Đối tượng mắc bênh tay chân miệng thường là trẻ dưới 5 tuổi
Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, siro tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột... Liều dùng thường được xác định là 60mg/kg/ngày.
Sử dụng thuốc hạ nhiệt (thuốc hạ sốt) cho trẻ khi bị sốt cao, tránh để trẻ bị sốt cao kéo dài gây ra biến chứng. Thuốc hạ nhiệt tác dụng lên vùng dưới đồi (một vùng nhỏ ở trung tâm bộ não), vùng dưới đồi có chức năng giúp điều hòa thân nhiệt, đưa nhiệt độ trở về 37 độ C: thuốc có loại đơn chất (paracetamol) hoặc dưới dạng phối hợp (với các chất kháng histamin, vitamin B1, C...). Khi sử dụng các loại thuốc này cho trẻ chú ý cần được xác định rõ về thành phần và hàm lượng cũng như có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.
Khi trẻ bị tay chân miệng nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc như: lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo. Ngoài ra, ba mẹ chú ý không nên cho trẻ nằm ở nơi quá nóng, cho bé ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, oresol... ( vì nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật). Không xoa lên vết thương bằng nước đá, dầu gió tránh nhiễm trùng và không nên sử dụng miếng dán hạ sốt bởi nó chỉ có tác dụng tản nhiệt tại vùng được dán lên chứ không có tác dụng hạ nhiệt toàn cơ thể.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ với hiệu quả vượt trội
Nguyên tắc dùng thuốc cho trẻ bị chân tay miệng ba mẹ cần biết
Trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên khi người mắc bệnh là trẻ nhỏ thì ba mẹ nên đặc biệt chú ý về thành phần và liều lượng dùng cho con. Dưới đây, Momi sẽ gợi ý cho ba mẹ những loại thuốc sử dụng cho trẻ dựa trên triệu chứng xuất hiện ở trẻ khi bị tay chân miệng:
Những nốt phát ban dạng phỏng nước khi bé bị tay chân miệng thường ít gây ngứa. Nhưng nếu trẻ ngứa ngáy khó chịu, ba mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin dạng siro như:
Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý các nốt phỏng nước gây ngứa có thể do những vết loét trên da đã bị nhiễm trùng hoặc do một dấu hiệu bệnh lý khác gây ra. Vì vậy trong trường hợp này, nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xác định chính xác bệnh của bé để có hướng điều trị phù hợp.
Siro Aerius giảm triệu chứng ngứa
Sốt là triệu chứng rất thường gặp khi bé bị tay chân miệng. Khi thấy trẻ sốt, bố mẹ cần đánh giá tình trạng của bé trước khi dùng thuốc.
Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5°C: bố mẹ chỉ cần chườm ấm cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ. Đắp khăn ở trên hõm nách, bẹn và trán. Sau 15-30 phút, đo lại thân nhiệt cho trẻ và ba mẹ lưu ý dừng chườm khi nhiệt độ < 37,5°C.
Trường hợp trẻ sốt 38,5°C: lúc này, bố mẹ cho bé uống Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần để hạ sốt. Nên chọn các loại chế phẩm paracetamol có hương vị hoặc dạng siro để trẻ dễ uống. Nếu bé vẫn sốt cao, có thể uống liều tiếp theo mỗi 4-6 giờ và không được quá 4g/ngày. Mẹ cân nhắc dùng thuốc đạn đặt hậu môn trường hợp bé không uống được thuốc.
Paracetamol vị cam dành cho trẻ
Trường hợp bé sốt cao, nôn nhiều hay tiêu chảy sẽ mất rất nhiều nước, khi đó bố mẹ cần bù nước cho bé kịp thời bằng dung dịch oresol. Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho bé uống từng thìa một. Không nên cho uống hết một lúc tránh tình trạng nôn ói.
Liều dùng thông thường:
Dung dịch Oresol cho trẻ em
Hy vọng với những thông tin trên đây, Momi mong rằng đã giúp các ba mẹ giải đáp được thắc mắc “chân tay miệng uống thuốc gì” và sử dụng thuốc uống sao cho phù hợp khi chăm sóc bé tại nhà. Tuy các trường hợp bệnh biến chứng nặng hiếm nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan và luôn trau dồi những kiến thức, những thông tin để dễ dàng hơn khi chăm sóc các bé.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội