Tay chân miệng là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Quyên Ngô-09:56 16/06/2022

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bệnh gây ra những biến chứng như sốt, đau họng ở các khu vực quanh miệng, tay và chân. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Momi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tay chân miệng là bệnh gì, làm cách nào để phòng và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé. Theo dõi ngay để có thêm kiến thức và có phương án hỗ trợ kịp thời nếu bé nhà mình không may bị mắc tay chân miệng bạn nhé!

Tay chân miệng là bệnh gì? Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra. Bệnh này có thể lây lan từ người sang người, do đó có thể làm bùng phát dịch tay chân miệng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là do hai nhóm tác nhân chính: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở trẻ, độ tuổi dưới 5 và lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Đó chính là lý do vì sao chỉ một vài bé trong lớp mẫu giáo, nhà trẻ bị mắc cũng có thể phát tán thành ổ dịch, lây nhiễm sang các bạn khác.

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Dịch chân tay miệng diễn ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh mẽ nhất vào khoảng từ tháng 3 - tháng 5 và tháng 8 - 12. Bệnh gây nên những biến chứng khôn lường cho trẻ. Đặc biệt các trường hợp biến chứng do EV71 gây ra thường nặng hơn do thể còn lại.

Cụ thể, bị chân tay miệng cho thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Các biến chứng về tim mạch, hệ hô hấp: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, trụy mạch (nguy cơ gây tử vong cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời)
  • Các biến chứng liên quan đến não bộ: viêm não, viêm não tủy, viêm màng não, viêm thân não,...

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng là gì?

Chẩn đoán hiện tượng chân tay miệng dựa trên các triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Trẻ bị sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi, chảy nước bọt nhiều và có thể bị tiêu chảy (thường xuất hiện từ 1 - 2 ngày khi bị bệnh - giai đoạn khởi phát)

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bước vào giai đoạn toàn phát (thường kéo dài từ 3 - 10 ngày) với loạt hiện tượng tay chân miệng như:

  • Loét miệng: tay chân miệng gây ra hiện tượng xuất hiện các vết loét quanh vùng lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, đau miệng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bé quấy khóc, bỏ bú, chán ăn
  • Phát ban: phát ban xuất hiện trên da và thường tập trung ở lòng bàn tay, chân, mông và gối dưới dạng phỏng nước
  • Biểu hiện toàn thân: nôn, sốt. Cần đặc biệt lưu ý với các trường hợp bị sốt cao vì rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng (rối loạn tri giác, mê sảng, co giật)
  • Khoảng 3 đến 5 ngày sau đó, trẻ bước vào giai đoạn hồi phục

Những phương án điều trị bệnh chân tay miệng

Tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó với bệnh này, ba mẹ cần chủ động hơn trong việc chăm sóc khi trẻ bị nhiễm bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng, vùng khoang miệng sạch sẽ cho trẻ.
  • Điều trị theo từng triệu chứng cụ thể: hạ sốt với paracetamol hoặc ibuprofen; bù nước với oresol, dùng dung dịch glycerin borat để vệ sinh miệng cho trẻ trước và sau khi ăn, bổ sung vitamin C và các loại thuốc nhằm tăng cường đề kháng cho trẻ
  • Tái khám ngay khi có các biểu hiện nặng như: sốt cao, thở nhanh/gấp, khó thở, nôn nhiều. Hôn mê, co giật, tím tái,...

Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng được các bác sĩ khuyến cáo như sau:

  • Nâng cao đề kháng cho trẻ: thông qua dinh dưỡng và cả thuốc, dược phẩm
  • Theo dõi liên tục nhằm phát hiện sớm các biến chứng để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời
  • Đảm bảo về mặt dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bé

Làm cách nào để phòng dịch chân tay miệng cho bé?

Để đảm bảo không bị nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tốt nhất cho trẻ:

  • Hạn chế tối đa trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân
  • Cách ly bệnh tại nhà đối với trường hợp bị nhiễm bệnh
  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện bệnh
  • Vệ sinh nhẹ nhàng, không làm vỡ các mụn nước trên da để tránh bội nhiễm
  • Đảm bảo môi trường sạch sẽ, khử khuẩn liên tục đối với các bề mặt như giường bệnh, buồng bệnh
  • Xử lý các chất thải, đồ dùng của bệnh nhân theo quy trình để tránh việc phát tán bệnh
  • Trường hợp tiếp xúc bệnh nhân cần tuân thủ quy tắc vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn,...

Mùa hè được coi là thời điểm vàng của dịch tay chân miệng do đó, ba mẹ cần phải liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có thể phát hiện sớm nhất các biểu hiện của bệnh và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Trong trường hợp bé bị nhiễm nặng hay có các biến chứng nguy hiểm cần đưa đến phòng khám tay chân miệng hoặc bệnh viện tay chân miệng ngay. Hơn hết, ba mẹ phải chủ động hơn trong công tác phòng bệnh cho trẻ.

Xem thêm: Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng là gì và những điều cần biết về bệnh tay chân miệng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các thông tin liên quan đến bệnh, từ đó chủ động hơn trong công tác phòng tránh và điều trị cho trẻ không may bị nhiễm tay chân miệng.

Hashtag:

#sức_khỏe
#tay_chân_miệng

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay