Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị tại nhà cho trẻ

Nguyễn Ngọc Mai-01:52 14/07/2022

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến của trẻ và có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Việc sử dụng thuốc cho trẻ hiện tại chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng gây đau đớn cho trẻ. Vậy hãy cùng Momi giải đáp câu hỏi “trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì” để ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh và trang bị những kiến thức khi chăm sóc cho trẻ tại nhà.

Bệnh tay chân miệng có cần uống thuốc không?

“Bị chân tay miệng uống thuốc gì?” là câu hỏi phổ biến của các bậc cha mẹ khi có con nhỏ bị mắc bệnh. Trong vài ngày đầu thường xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng nhất nhưng thường sẽ hết hoàn toàn trong vòng một tuần. Dựa vào các triệu chứng mô tả cũng như đánh giá tình trạng vết loét hay nốt phát ban mụn nước, bác sĩ tại các cơ sở y tế sẽ xác định xem liệu trẻ có mắc bệnh tay chân miệng hay không. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, các bác sĩ tại các cơ sở y tế có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ cổ họng trẻ để làm những xét nghiệm cần thiết khác. Khi đó, mới đủ cơ sở để bác sĩ kê thuốc cho trẻ sử dụng đặc biệt là kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng thích hợp trong trường hợp cần thiết như khi trẻ bị sốt cao.

 Bệnh tay chân miệng có cần uống thuốc không

Bệnh tay chân miệng có cần uống thuốc không?

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có lây sang bố mẹ không?

Bệnh tay chân miệng có thuốc ngừa không?

Câu hỏi “Có thuốc ngừa tay chân miệng cho trẻ không?” cũng là thắc mắc chung của nhiều ba mẹ mong muốn phòng bệnh tay chân miệng cho con. Hiện nay tại Việt Nam chưa có vắc xin tay chân miệng. Tuy nhiên từ tháng 12/2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Trung Quốc đã phê chuẩn vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng. Đến tháng 1/2016, một loại vaccine EV71 thứ hai được sản xuất bởi Sinovac Biotech được phê chuẩn. Cả hai hiện đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc. Đây là điều đang trông chờ của nhiều quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái bình dương nơi mà bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn tiếp tục lan rộng, trong đó có Việt Nam.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra, đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh để ngừa bệnh cho trẻ.

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để giảm triệu chứng?

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?” ba mẹ có thể tham khảo các loại thuốc làm dịu các triệu chứng của trẻ như sau:

  • Thuốc hạ sốt: Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở lên, bố mẹ nên nhanh chóng cho trẻ dùng thuốc paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg để làm dịu cơn đau.
  • Bù nước và chất điện giải cần thiết: Tay chân miệng sẽ khiến cho trẻ bị mất nước khá nhiều, do đó bố mẹ nên bổ sung thêm nước hoặc cho bé uống dung dịch oresol, hydrite được pha theo liều lượng đã được chỉ định chứ không nên vội vàng cho trẻ dùng ngay thuốc trị chân tay miệng tự tìm hiểu. Đặc biệt, bố mẹ cần cho bé súc miệng sạch sẽ với nước muối sinh lý thường xuyên để giảm tình trạng đau họng.
  • Bổ sung vitamin C và kẽm: Đi kèm với các loại thuốc chân tay miệng, các bậc cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại thực phẩm như rau xanh, bắp cải, đu đủ; ba mẹ có thể cho các con ăn các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung kẽm. Nếu trẻ biếng ăn thì có thể bổ sung bằng các loại kẹo bổ sung Vitamin C, kẽm có vị ngọt, dễ ăn dành riêng cho trẻ. Việc bổ sung Vitamin C và kẽm giúp trẻ tạo hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ mau chóng lành bệnh hơn.

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì

Xem thêm: Cho bé bị tay chân miệng uống gì?

Sử dụng thuốc thoa chân tay miệng nào cho trẻ?

Sau khi giải đáp thắc mắc “trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?” chắc hẳn nhiều ba mẹ ở đây sẽ thấy hoang mang và đặt câu hỏi “Vậy ngoài uống thuốc có thể dùng thuốc thoa nào không để điều trị cho các con tại nhà”. Momi sẽ gợi ý cho ba mẹ 2 cách sau đây:

  • Sử dụng thuốc thoa tay chân miệng làm dịu: Chỉ sử dụng thuốc trị chân tay miệng khi cần thiết. Ba mẹ có thể dùng dung dịch Glycerin Borat lau sạch miệng trẻ trước và sau khi ăn. Hoặc các loại gel rơ miệng cũng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Với các vết loét ngoài da, mẹ có thể bôi dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm như dung dịch Povidine, thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylen, …
  • Chăm sóc tổn thương ngoài da: Ba mẹ nên giữ vệ sinh, cắt gọn móng tay cho trẻ tránh cào gãi. Với các nốt mụn to vỡ có nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen, dung dịch Povidine, thuốc đỏ, thuốc tím. Và thường những tổn thương ngoài da này sẽ tự hết.

Xem thêm: Top 9 thuốc thoa tay chân miệng hiệu quả nhất năm 2022

Dùng thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em như thế nào để an toàn và hiệu quả

Ba mẹ không chỉ nên tìm hiểu bệnh tay chân miệng có thuốc điều trị không mà hãy đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở y tế dù triệu chứng là nặng hay nhẹ để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra và cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc tay chân miệng cho trẻ tại nhà:

  • Không nên lạm dụng liều lượng thuốc hạ sốt vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Nếu bệnh tiến triển nặng với các biến chứng như sốt cao li bì, nôn ói,… thì cần nhập viện để theo dõi. Khi đó, bác sĩ mới đưa ra thuốc trị tay chân miệng phù hợp với tình trạng của trẻ
  • Thực hiện sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối đúng nồng độ 0,9%, không pha loãng hoặc tự pha nước muối tại nhà khi không đúng nồng độ khiến các vết loét bị xót và đau hơn
  • Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc trị tay chân miệng có thành phần kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh. Việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh còn gây hại cho sức khỏe, hệ miễn dịch, tạo hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị bệnh tay chân miệng nói riêng và chữa bệnh nói chung.
  • Tham khảo ý kiến dược sĩ tại nhà thuốc trước khi dùng thuốc thoa tay chân miệng ngoài da nhằm hạn chế tình trạng gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn cho trẻ.

Hầu hết trẻ khi mắc tay chân miệng thường là lành tính, tuy nhiên đây là hội chứng dễ tái đi tái lại và chưa có thuốc chữa chân tay miệng ở trẻ em nên có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy qua bài viết này Momi mong đã giúp các ba mẹ giải đáp được câu hỏi “bé bị chân tay miệng uống thuốc gì?” bằng những kiến thức bổ ích và để ba mẹ nhận thức đúng đắn hơn về việc sử dụng thuốc trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ.

Xem thêm: Cảnh báo: “15 bệnh thường gặp ở trẻ em không nên chủ quan”

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay