Loét miệng tay chân miệng khác gì với loét miệng thường và cách chăm sóc

Quyên Ngô-09:32 30/06/2022

Loét miệng được xem là biểu hiện số 1 để nhận định bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên rất nhiều trong số các trường hợp bị loét miệng lại không bắt nguồn từ bệnh lý này. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Momi tìm hiểu loét miệng tay chân miệng khác gì với loét miệng thường và hướng dẫn cách chăm sóc khi bị loét miệng do bệnh tay chân miệng gây ra.

Phân biệt loét miệng chân tay miệng với loét miệng thường

Điểm chung của loét miệng chân tay miệng với loét miệng thường

Nhìn chung, vết loét miệng và loét miệng tay chân miệng đều có điểm chung là xuất hiện những vết loét tổn thương ở vùng miệng, mức độ có hẹp hoặc rộng tuỳ tình trạng bệnh. Những vết loét có khả năng gây đau đớn của người bệnh, ngăn cản việc nhai nuốt,...

Nhận biết loét miệng tay chân miệng

Nhận biết loét miệng tay chân miệng

BSCKII Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) cho biết: "Loét miệng, đẹn miệng với loét miệng tay chân miệng đều có các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng. Khi loét miệng bình thường các vết loét là áp - tơ và chỉ có 1 vết loét duy nhất. Trẻ cũng có thể bị đau miệng, chảy nước miếng và sốt nhẹ kèm theo. Còn loét miệng do tay chân miệng thì ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh".

Nhận biết loét miệng tay chân miệng

Để xác định loét miệng có phải do bệnh chân tay miệng gây nên hay không, bạn cần xác định thêm thông qua các biểu hiện khác nữa như: các vết loét, ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, bẹn,... Ngoài ra, có những trường hợp trẻ bị tay chân miệng còn xuất hiện thêm những bóng nước ở vị trí đặc biệt, kín đáo như ở kẽ ngón tay, rìa ngón tay. Trẻ thường bị sốt nhẹ, có thể kèm giật mình nếu mắc chân tay miệng. Đặc biệt lưu ý quan sát các biểu hiện sốt, chán ăn, tăng tiết nước bọt của bé. Đây rất có thể là những biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ nhưng thường bị nhầm lẫn với chứng mọc răng.

Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng rõ nhất bên cạnh loét miệng

Theo các bác sĩ, bên cạnh loét miệng, có hai dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh tay chân miệng đó là sốt và giật mình:

  • Sốt: Khi bị tay chân miệng, trẻ thường bị sốt đột ngột, thường sốt từ ngày thứ 2 trở lên, cứ hết thuốc hạ sốt bé lại có dấu hiệu sốt trở lại. Trường hợp sốt cao không hạ, điều này báo hiệu có thể trẻ đang trở nặng.
  • Giật mình: Khi mới bắt đầu bước vào giấc ngủ, trẻ đột nhiên bị hốt hoảng, chới với bắng tay chân lên, bám ba mẹ.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị loét miệng tay chân miệng hiệu quả

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị loét miệng tay chân miệng hiệu quả

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị loét miệng tay chân miệng hiệu quả

Đối với các trường hợp bị tay chân miệng thể nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định để điều trị tại nhà, kết hợp theo dõi:

  • Hạ sốt cho trẻ theo liều chỉ định: Chỉ cho uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên bằng Paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần uống. Lặp lại tần suất từ 4 - 6 giờ nếu sốt lại
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Với trẻ còn bú vẫn tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ nhưng hạn chế cho trẻ bú, cần giảm tần suất cho bú
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt. Tránh đồ cay nóng hoặc quá cứng vì có thể làm vỡ các vết loét trong miệng gây đau, hình thành tâm lý sợ ăn với trẻ
  • Khi trẻ bị đau miệng do các vết loét tay chân miệng gây ra, ba mẹ có thể cho con sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel varogel hoặc trimafort để làm dịu đi cơn đau của trẻ. Có thể cho trẻ ngâm hoặc nuốt từ 1 - 2ml/lần
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
  • Thực hiện cách ly trẻ bị tay chân miệng tại nhà, tránh kích thích, đụng chạm vào các vết loét
  • Liên tục theo dõi tình trạng bệnh của trẻ bị loét miệng để có phương án điều trị kịp thời

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản giúp phân biệt loét miệng tay chân miệng với loét miệng thông thường. Lưu ý những điểm khác sau cơ bản này để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho các bé ba mẹ nhé!

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay