Trẻ bị bệnh tay chân miệng có ngứa không, gãi ngứa có nguy hiểm không?

Nguyễn Ngọc Mai-09:21 21/07/2022

Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ thường nổi ban đỏ và nổi mụn nước khắp tay, chân, miệng, và các vùng da trên cơ thể. Điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và thắc mắc rằng bị chân tay miệng có ngứa không, nếu trẻ gãi thì có sao không và cũng như làm sao để các nốt mụn nước mau lành. Hãy cùng Momi đi tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, các triệu chứng xuất hiện rõ ràng nhất vào giai đoạn khởi phát, lúc này trẻ có các biểu hiện như:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc có thể bị sốt cao (38-39 độ C)

  • Đau họng

  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng

  • Chảy nước bọt nhiều

  • Biếng ăn

  • Tiêu chảy

  • Xuất hiện những nốt ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa

  • Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, gần giống với nhiệt miệng, rất dễ vỡ

  • Có thể xuất hiện các mụn lở, rộp da ở trên mông và trên bộ phận sinh dục của trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đây là những triệu chứng điển hình của trẻ khi bị mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên các ba mẹ vẫn khá lo lắng khi con xuất hiện nhiều nốt ban và mụn nước trên khắp cơ thể như vậy cũng như không biết bé bị tay chân miệng có ngứa không, có khó chịu không.

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Các nốt ban đỏ và các nốt bóng nước nước nổi lên khắp ở trên tay, chân, lưng, trong khoang miệng và các vùng da của cơ thể của bé khi bệnh biểu hiện ra ngoài cơ thể bé, hẳn khiến nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có ngứa không. Câu trả lời chính xác cho bệnh chân tay miệng có bị ngứa không là các nốt ban đỏ và bóng nước này lại không hề gây ngứa. Trẻ chỉ ngứa khi các nốt phỏng nước bị vỡ ra và bị bội nhiễm.

Khi phát hiện trẻ bị ngứa, đau rát, thường xuyên dùng tay gãi vết thương, vết thương lở loét, chứng tỏ lúc này các nốt phỏng nước nước đã vỡ ra và bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân có thể do ba mẹ vẫn mắc phải những suy nghĩ sai làm như kiêng tắm, kiêng gió cho bé làm da bé không sạch sẽ hoặc ba mẹ tắm cho trẻ không đúng cách làm các bóng nước bị vỡ ra tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Do đó ba mẹ cũng chú ý không được để trẻ gãi vết thương hay nặn bóng nước trên da tránh nhiễm trùng gây bội nhiễm lây lan ra khắp cơ thể.

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Xem thêm: Loét miệng tay chân miệng khác gì với loét miệng thường và cách chăm sóc

Cách giảm ngứa khi bị chân tay miệng

Sau khi giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng có ngứa không, vậy có cách nào giảm triệu chứng ngứa cho trẻ không, hãy để Momi gợi ý cho bạn 2 cách sau đây:

Sử dụng thuốc siro hỗ trợ giảm ngứa khi bị chân tay miệng

Nếu trẻ ngứa ngáy khó chịu, ba mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin dạng siro như: Theralene, Theralene, Zyrtec.

Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý các nốt phỏng nước gây ngứa có thể do những vết loét trên da đã bị nhiễm trùng hoặc do một dấu hiệu bệnh lý khác gây ra. Vì vậy trong trường hợp này, nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xác định chính xác bệnh của bé để có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Cảnh báo: “15 bệnh thường gặp ở trẻ em không nên chủ quan”

Sử dụng thuốc thoa tay chân miệng

Sử dụng thuốc thoa tay chân miệng là phương pháp điều trị giảm triệu chứng an toàn và hiệu quả nhất và cách giảm ngứa khi bị chân tay miệng phổ biến nhất.

  • Ba mẹ có thể dùng dung dịch Glycerin Borat lau sạch miệng trẻ trước và sau khi ăn. Hoặc các loại gel rơ miệng cũng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn và ngủ ngon giấc hơn. Với các vết loét ngoài da, ba mẹ có thể bôi dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm như dung dịch Gel Su Bạc, thuốc tím, xanh methylen,…

  • Ba mẹ nên giữ vệ sinh, cắt gọn móng tay cho trẻ tránh cào gãi. Với các nốt mụn to vỡ có nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen, dung dịch Povidine hoặc dung dịch làm dịu vết thương dạng xịt.

Xem thêm: Top 9 thuốc thoa tay chân miệng hiệu quả nhất

Qua những thông tin trên đây, Momi tin rằng đã giải đáp được câu hỏi bệnh tay chân miệng có bị ngứa không của nhiều phụ huynh có con nhỏ bị mắc bệnh. Từ đó, các ba mẹ cũng đã trang bị thêm được một số kiến thức để quá trình chăm sóc trẻ được thuận lợi hơn giúp bé mau chóng khỏi bệnh hơn.

Hashtag:

#sức_khỏe
#tay_chân_miệng

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay