Sốt tay chân miệng kéo dài trong bao lâu?

Nguyễn Ngọc Mai-08:32 19/07/2022

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh rất phổ biến ở nước ta khiến các phụ huynh có các con nhỏ phải dè chừng. Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng. Vậy trẻ bị tay chân miệng sốt mấy ngày thì khỏi đang là mối quan tâm của các bậc cha mẹ khi chăm sóc con tại nhà. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Momi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Sốt tay chân miệng - Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ và rất phổ biến. Tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này, nhất là những bậc phụ huynh có con lần đầu, còn chưa có nhiều kiến thức trong chăm sóc trẻ và nhận biết các căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng xuất phát từ virus, mà virus thường có nhiều chủng khác nhau cho nên mỗi một chủng virus khác nhau gây bệnh sẽ có triệu chứng và mức độ khác nhau.

Ba mẹ sẽ thắc mắc rằng bệnh tay chân miệng có sốt không? Câu trả lời ở đây là có và sốt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bệnh có nhiều biến chủng nên có những biến chủng khiến bé bị tay chân miệng không sốt, không có triệu chứng rõ rệt.

Sốt tay chân miệng xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh (giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 10 ngày). Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, cũng có thể sốt cao đến 39 - 40 độ, mệt mỏi, đau họng, chán ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ 1 – 2 ngày tiếp theo, bóng nước xuất hiện trên nền hồng ban ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi là cả gối và mông hoặc xung quanh hậu môn ở trẻ.

Vậy trẻ bị chân tay miệng sốt mấy ngày? Đây là một trong những dấu hiệu khởi phát bệnh nên thời gian trẻ bị sốt thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày. Nếu trẻ sốt trên 3 ngày thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị biến chứng sang viêm màng não.

Trẻ  bị sốt tay chân miệng

Trẻ bị sốt tay chân miệng

Cách hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng

Sốt là triệu chứng rất thường gặp khi bé bị tay chân miệng. Khi thấy trẻ sốt, bố mẹ cần đánh giá tình trạng của bé trước khi dùng thuốc.

  • Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5°C: bố mẹ chỉ cần chườm ấm cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ. Đắp khăn ở trên hõm nách, bẹn và trán. Sau 15-30 phút, đo lại thân nhiệt cho trẻ và ba mẹ lưu ý dừng chườm khi nhiệt độ < 37,5°C.

  • Trường hợp trẻ sốt 38,5°C: lúc này, bố mẹ cho bé uống Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần để hạ sốt. Nên chọn các loại chế phẩm paracetamol có hương vị hoặc dạng siro để trẻ dễ uống. Nếu bé vẫn sốt cao, có thể uống liều tiếp theo mỗi 4-6 giờ và không được quá 4g/ngày. Mẹ cân nhắc dùng thuốc đạn đặt hậu môn trường hợp bé không uống được thuốc.

  • Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Không nên ủ ấm trẻ quá mức khiến trẻ ra mồ hôi gây nhiễm trùng các nốt phỏng, vết loét trên da càng làm tình trạng nặng hơn.

Chăm sóc trẻ khi bị sốt tay chân miệng

Chăm sóc trẻ khi bị sốt tay chân miệng

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh không?

Khi bị trẻ bị sốt tay chân miệng nên cho trẻ ăn gi?

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, việc cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý giúp các bé tăng sức đề kháng, xây dựng hàng rào bảo vệ tự nhiên. Vì vậy, Momi sẽ gợi ý cho ba mẹ những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ khi trẻ bị sốt.

Bổ sung nhiều nước

Bổ sung nước cho bé khi bị sốt là hoàn toàn cần thiết vì khi bị sốt sẽ khiến cơ thể mất khá nhiều nước và nếu lượng nước bù không đủ, bé sẽ trở nên mỏi mệt hơn.

Ba mẹ có thể đun nước sôi để nguội sau đó pha thêm oresol cho trẻ uống để bổ sung thêm cho bé giúp bé không bị kiệt sức và hỗ trợ hạ nhiệt nhanh hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt

Ăn các loại thức ăn lỏng và mềm

Theo các chuyên gia, thực phẩm lý tưởng cho bé bị sốt là những thức ăn lỏng như bún, phở, cháo, súp. Vì những thực phẩm này mềm, rất dễ nuốt và dễ tiêu hóa, thích hợp khi trẻ đang trong tình trạng mệt mỏi.

Ba mẹ có thể nấu cháo đỗ và súp gà cho trẻ ăn, đây là 2 món có công dụng kháng viêm, cực kỳ bổ dưỡng lại rất dễ ăn nên ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian để nấu những món ăn này cho con ăn.

Cho trẻ ăn đồ lỏng và mềm như súp gà

Cho trẻ ăn đồ lỏng và mềm như súp gà

Sinh tố hoa quả

Trẻ sẽ luôn có cảm giác chán ăn mỗi khi bị sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ tiếp tục không chịu ăn uống gì thì cơ thể sẽ càng mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, bố mẹ hãy làm những món ăn vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ.

Lúc này, bố mẹ có thể dùng những loại trái cây tươi tốt cho sức khỏe của con như cam, táo, dâu tây, xoài,… xay nhuyễn rồi cho thêm một chút sữa đặc, sữa chua, nước cốt dừa, sữa tươi,… Một ly sinh tố hoa quả vừa thơm ngon, bắt mắt và béo ngậy chắc chắn sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Cho trẻ uống sinh tố các loại hoa quả giàu vitamin

Cho trẻ uống sinh tố các loại hoa quả giàu vitamin

Ăn nhiều rau xanh và củ quả

Khi bé bị sốt, mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh như cà chua, rau muống, củ cải phụ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé hạ sốt vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và củ quả

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và củ quả

Cho bé uống nước dừa

Nước dừa có công dụng tuyệt vời như Oresol, giúp cung cấp chất điện giải, vitamin C và kali,… rất tốt cho những trẻ đang bị sốt. Vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Do đó, bố mẹ nên thêm nước dừa vào trong danh sách những loại thực phẩm trẻ bị sốt nên ăn và nên uống nhé!

Cho trẻ uống thêm nước dừa để bổ sung điện giải khi bị sốt

Cho trẻ uống thêm nước dừa để bổ sung điện giải khi bị sốt

Ăn sữa chua

Vì sữa chua có chứa probiotic, rất tốt cho hệ miễn dịch của con nên bố mẹ đừng quên cho vào ly sinh tố hoa quả nhé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua trực tiếp cũng rất tốt cho sức khỏe của con.

Bên cạnh đó sữa chua sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, tiêu hóa tốt hơn và sớm khỏi bệnh.

Cho trẻ ăn sữa chua đẻ bổ sung lợi khuẩn

Cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn

Bột yến mạch

Bột yến mạch rất giàu protein, chất béo, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết nên ba mẹ hãy cho con ăn loại thực phẩm này vào bữa phụ nhé. Ngoài ra, để tạo cảm giác ngon miệng hơn cho trẻ, ba mẹ cũng có thể cho con ăn bột yến mạch cùng với sữa và bánh ngũ cốc, hoặc nấu cháo yến mạch cho bé.

Cháo yến mạch cho bé

Cháo yến mạch cho bé

Hy vọng qua những thông tin bổ ích trên đây, Momi đã giúp ba mẹ trả lời được câu hỏi về bệnh chân tay miệng có sốt không cũng như cung cấp những kiến thức về cách hạ sốt, chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt để ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị.

Xem thêm: Người lớn có bị tay chân miệng không? Tưởng không mắc nhưng lại mắc dễ không tưởng

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay