Bên tay chân miệng ở trẻ em là một trong những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khó có thể phòng tránh một cách triệt để. Trong bài viết dưới đây Momi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ, phương thức nhận diện bệnh ngay từ sớm và một số phương pháp điều trị có thể áp dụng.
Lý do vì sao trẻ dễ bị mắc bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em gây ra bởi sự lây lan của một số chủng vi-rút, thường thấy nhất là coxsackie A16 hoặc Entero 71. Trẻ bị chân tay miệng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu bắt nguồn từ việc:
- Trẻ tiếp xúc với các nguồn lây (dịch mũi, cổ họng hoặc thông qua chất thải của một bé bị tay chân miệng khác): đây là lý do vì sao ở các lớp học mẫu giáo, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có dấu hiệu lây lan rất nhanh ngay khi vừa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.
- Thói quen sinh hoạt, vui chơi của các bé: đa phần các bé sẽ có thói quen ngậm đồ chơi hoặc cùng chung một số món đồ chơi với nhau. Đây chính là con đường trực tiếp khiến bệnh chân tay miệng ở trẻ dễ lây lan và phát tán. Chỉ cần một trẻ bị chân tay miệng cũng có thể khiến các bé còn lại cùng bị nhiễm bệnh.
- Bên cạnh đó, việc chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân (rửa tay với xà phòng) ở các bé, sự thiếu cẩn trọng của người lớn (không xịt sát khuẩn các bề mặt bé thường tiếp xúc) cũng khiến chân tay miệng ở trẻ lây nhanh và mạnh hơn.
Nhận diện sớm trẻ bị tay chân miệng thông qua những biểu hiện nào?
Nhận diện sớm trẻ bị tay chân miệng
Phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ em là nhân tố mang tính quyết định giúp cho việc điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời làm giảm tối đa các rủi ro do biến chứng của bệnh tay chân miệng trẻ em gây ra. Cụ thể, chân tay miệng ở trẻ có những biểu hiện sớm như sau:
- Biểu hiện đặc trưng: phát ban, lòng bàn tay, chân và trong ổ miệng xuất hiện các bóng nước. Bên cạnh đó, có thể là cả ở vùng mông và đầu gối
- Loét miệng: đây là biểu hiện thường thấy nhất khi bé bị chân tay miệng. Các vị trí loét thường thấy là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Các vết loét có kích cỡ khoảng từ 2 - 3mm và có dấu hiệu ngày càng lan rộng. Chính các vết loét này là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau, chán ăn, quấy khóc và chảy nước bọt liên tục.
- Sốt nhẹ: chân tay miệng trẻ em thường đi kèm triệu chứng gây sốt, ban đầu có thể sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ và có thể tăng cao lên đến 39 độ. Đây biến chứng cực kỳ nguy hiểm với trẻ. Do đó, nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao. Khó thở, tím tái, co giật ba mẹ cần lập tức đưa con đến phòng khám/bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị và chăm sóc đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ gây ra bởi virus và chưa có bất kỳ thuốc đặc trị nào. Phương pháp điều trị được đưa ra chủ yếu tập trung vào điều trị theo triệu chứng.
Phương pháp điều trị và chăm sóc đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ đề xuất ba mẹ nên theo dõi và chăm sóc tích cực cho bé bị chân tay miệng tại nhà theo các nguyên tắc chính như sau:
- Thực hiện cách ly giữa trẻ bị nhiễm bệnh với trẻ lành để hạn chế lây bệnh: trẻ được nghỉ học ít nhất 10 ngày, người lớn chăm trẻ phải đảm bảo các nguyên tắc bảo vệ: đeo khẩu trang cho mình và trẻ; sau khi tiếp xúc nên rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch để tránh làm bệnh lây lan.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ đối với trẻ bị chân tay miệng: thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho bé; đối với trẻ đã lớn cần dạy các con về thói quen rửa tay với xà phòng; thực hiện sát khuẩn các vật dụng, quần áo của bé,...
- Tạo lập môi trường trong lành và an toàn để trẻ phục hồi nhanh nhất: người chăm sóc trẻ phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa tay với xà phòng khi tắm rửa, làm vệ sinh, cho trẻ ăn uống; khử khuẩn vật dụng và đồ dùng cá nhân của bé.
- Sử dụng thuốc điều trị tại nhà theo chỉ định bác sĩ đưa ra: bệnh chân tay miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu không phát sinh các biến chứng. Tuy vậy, khi điều trị và dùng thuốc ba mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc mà không có sự tham vấn của bác sĩ (thuốc hạ sốt, điện giải, thuốc giảm ngứa,...). Ngoài ra, trong thời gian bé bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em, ba mẹ nên tích cực cho con bổ sung vitamin bằng trái cây, nước ép để tăng thêm đề kháng.
- Với các trường hợp xuất hiện biến chứng nghiệm trọng: sốt cao liên tục, run chi, nôn ói, thở mệt, co giật,... ba mẹ phải ngay lập tức đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin sơ bộ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em, những dấu hiệu nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm và cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị chân tay miệng hiệu quả. Đặc biệt nên coi trọng việc phòng bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ, nhất là trong mùa hè này ba mẹ nhé!