Bé bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi nhiều chủng loại virus khác nhau nên biểu hiện cũng khác nhau. Một trong những dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị bệnh tay chân miệng đó chính là bé bị sốt. Vậy nếu bé bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus siêu vi đường ruột, các virus thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Nhóm Enterovirus bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Trong đó, bệnh gây ra bởi chủng virus Coxsackievirus A16 thường ít biến chứng và tự khỏi. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra bởi các chủng nhóm Enterovirus bao gồm Enterovirus 71 (EV71) gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus siêu vi đường ruột, có nhiều chủng khác nhau
Chính vì có rất nhiều chủng khác nhau gây ra bệnh tay chân miệng nên rất khó để các ba mẹ có thể nhận biết được, mỗi một chủng sẽ có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Có những chủng có thể biểu hiện rõ ràng các triệu chứng như sốt và nổi ban đỏ, mụn nước, nhưng có những chủng thì không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, nên rất khó để có thể phát hiện ra bệnh.
Bệnh tay chân miệng có rất nhiều điểm giống viêm họng hoặc nhiệt miệng. Chính vì vậy, bên cạnh việc lưu ý về tình trạng sốt, ba mẹ cần kiểm tra lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông xem có vết loét hay phát ban không. Đồng thời đưa trẻ đến các cơ sở Y tế kiểm tra sớm nhất nếu có nghi ngờ.
Nếu trẻ bị tay chân miệng không sốt thì chứng tỏ bệnh của trẻ chưa quá nặng, ba mẹ không cần quá lo lắng. Vì có thể chủng loại virus gây bệnh ở trẻ không biểu hiện qua triệu chứng sốt và nổi phát ban.
Thế nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan đặc biệt chú ý trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây để đưa trẻ đến ngay các cơ sở Y tế:
Nôn là một triệu chứng khá thường gặp của bệnh tay chân miệng khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu trẻ nôn ói nhiều, trẻ khả năng mất nước nghiêm trọng, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.
Trẻ nôn ói nhiều nhưng không sốt
Đây là triệu chứng điển hình của biến chứng thần kinh do tay chân miệng, có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ. Ba mẹ cần chú ý quan sát xem liệu tần suất trẻ bị tay chân miệng giật mình có tăng theo thời gian hay không để kịp thời báo với bác sĩ.
Trẻ có tần suất giật mình nhiều
Bé có thể quấy khóc do các vết loét gây khó chịu và ngứa ngáy nhưng nếu không có biểu hiện mà trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài theo chu kỳ khoảng 15 - 20 phút , thậm chí cả đêm không ngủ thì ba mẹ không nên chủ quan khi đây có thể là khả năng nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.
Trẻ quấy khóc dai dẳng cả ngày đêm
Khi trẻ bị tay chân miệng không sốt mà tiểu ít thì có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thể nặng. Khi kém bài tiết nước tiểu, tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, hay suy thận sẽ biểu hiện. Vì vậy, khi chăm sóc các bé, ba mẹ nên đo lường số lượng nước tiểu trong ngày của bé để có thể phát hiện sớm biến chứng nặng có thể xảy ra.
Trẻ bị tay chân miệng không sốt mà tiểu ít là dấu hiệu nguy hiểm
Triệu chứng khó thở của trẻ mắc bệnh tay chân miệng biểu hiện qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, thở khó nhọc, nhịp thở nhanh. Khi đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để tránh biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng gây ra.
Triệu chứng khó thở của trẻ mắc bệnh tay chân miệng dễ gây biến chứng về hô hấp
Trẻ khi bị rối loạn ý thức sẽ không nhận biết được mình đang ở đâu, mình đang làm gì, ngơ ngác và lơ mơ về mọi người xung quanh nên ba mẹ cần đặc biệt lưu khi xuất hiện các biểu hiện trên vì cảnh báo trẻ có nguy cơ biến chứng viêm não, huyết áp thấp,... nên nhập viện ngay lập tức
Đặc biệt lưu ý biểu hiện rối loạn ý thức ở trẻ
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc bé bệnh tay chân miệng đúng cách để quá trình chữa trị được thuận lợi nhất, nhanh chóng và an toàn nhất
Thực hiện cách ly trẻ bị tay chân miệng, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác và mọi người xung quanh.
Không sử dụng chung bát đĩa của trẻ bị tay chân miệng với các thành viên trong gia đình. Tiệt trùng bát đĩa trước và sau khi cho trẻ dùng xong.
Rửa tay bằng xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ và sau khi tiếp xúc với chất thải của trẻ.
Vệ sinh răng miệng của trẻ sạch sẽ và sử dụng thuốc thoa tay chân miệng để giảm đau xót cho trẻ nếu trẻ xuất hiện các nốt ban và các vết loét gây ngứa.
Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn.
Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Mặc quần áo thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi.
Giặt quần áo của bé riêng, ngâm qua nước nóng hoặc ngâm với dung dịch Cloramin B.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo dõi và chú ý các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng gây lên biến chứng bệnh tay chân miệng.
Qua bài viết trên, Momi hy vọng đã giải đáp thắc mắc cho ba mẹ về việc bé bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không. Từ đó, ba mẹ có thể để ý con em mình hơn để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội