Vàng tây là gì? Những điều bạn cần biết về vàng tây
Vàng tây là một chất liệu không còn quá xa lạ và đang rất được ưa chuộng trên thị trường trang sức Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều kiến thức về loại vàng này, nhất là những ai mới tìm hiểu về thị trường kim loại quý. Vậy vàng tây là vàng gì? Có bao nhiêu loại vàng tây hiện nay,... Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Vàng tây được biết tới là hợp kim giữa vàng nguyên chất và một số nguyên liệu kim loại màu khác. Và tùy theo hàm lượng vàng trên mỗi sản phẩm mà chúng ta có thể phân loại nhiều loại vàng tây khác nhau ví dụ như vàng 10k, vàng 14k, vàng 16K, vàng 18k, vàng 21K…
Vàng tây được sử dụng nhiều trong chế tạo trang sức. Khi thêm các kim loại khác nhau vào giúp vàng tây có màu sắc đa dạng và tăng độ cứng để chế tác thành các trang sức tinh xảo. Pha thêm Niken (Ni) hoặc Palladium (Pd) thì vàng thường có màu trắng, nếu thêm Đồng (Cu) vào thì vàng ngả đỏ hoặc hồng, có thêm Bạc (Ag) vàng sẽ có màu lục.
Theo quy định chuẩn của quốc tế thì hàm lượng vàng đạt 99.99% (gần 100%) thì được gọi là vàng 24k hay gọi là vàng nguyên chất. Vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng phần trăm vàng của các loại vàng còn lại sẽ giảm theo số “k” tương ứng.
Cách tính khá đơn giản bạn chỉ cần lấy số “k” chia cho 24. sẽ bằng hàm lượng vàng. Đồng thời đó cũng chính là “tuổi” của vàng.
Ví dụ cụ thể: Nếu bạn muốn biết hàm lượng vàng trong vàng 14k là bao nhiêu thì ta chỉ việc lấy lấy 14 chia cho 24 bằng 0,667. Từ số liệu thu được ta có thể thấy trong vàng 14K chỉ có khoảng 58,3% là vàng. Còn 41,7 % chứa các loại hợp kim khác.
Trang sức vàng tây
Xem thêm: Phân biệt dây vàng trắng, vàng tây và vàng Ý
Vàng tây 10K (41,7%) thường được gọi là vàng 4 tuổi, tương tự vàng tây14K (58,3%) được gọi là vàng 5 tuổi 8 và vàng tây 16K (68%) hay còn được gọi là vàng 6 tuổi 8. Vàng tây 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi còn lại là vàng 18K (70%) thường biết tới với cái tên là vàng 7 tuổi.
Chúng ta có thể có bảng như sau để dễ so sánh Bảng định nghĩa những dấu hiệu vàng thông dụng nhất trên thế giới hiện nay:
Loại vàng | Hàm lượng vàng |
---|---|
9k | 37,50% |
10k | 41,60% |
14k | 58,30% |
16K | 68% |
18k | 75% |
21k | 87,5% |
24k | 99,9% |
Độ tuổi của vàng tây
Xem thêm: Các ký hiệu trên nhẫn vàng tây theo quy định của nhà nước
Nếu chỉ sử dụng vàng nguyên chất để làm đồ trang sức thì có thể nói là nó khá mềm, chính vì vậy mà chúng được tạo ra cùng các chất như bạc, đồng và các kim loại khác. Nhờ sự kết hợp chính xác mà chúng áp dụng để tạo nên những sản phẩm trong ngành trang sức.
Vẫn còn rất những ứng dụng khác của vàng như điện tử, hóa học và đơn vị đo lường... Tuy nhiên vàng tây được biết đến nhiều nhất chắc với tiêu chí là trang sức là chủ yếu. Vừa mang lại vẻ đẹp cho người sở hữu lại khẳng định giá trị thực sự của nó.
Ứng dụng của vàng tây
Về cơ bản, vàng tây vẫn chứa hàm lượng vàng nhiều nhất trong hợp kim nên vẫn có màu vàng đặc trưng của vàng ta, tuy nhiên nhạt hơn do có sự kết hợp sắc trắng của những kim loại quý khác.
Đặc biệt, vàng tây có tính dai, bền, cứng hơn nhiều so với vàng nguyên chất nên được chế tác thành trang sức rất đa dạng và tinh tế với nhiều mẫu mã. Trên thực tế, vàng tây có khả năng giữ form dáng và độ bền rất tốt.
So với vàng tây, vàng ta có hàm lượng vàng nguyên chất lớn hơn nên chúng có màu vàng kim đậm. Vàng ta mềm, dễ xầy xước và chịu va đập kém. Do vậy, việc chế tác trang sức từ vàng ta khá khó gắn kết và tạo kiểu nên mọi người thường không sử dụng vàng ta làm trang sức.
Ở Việt Nam, vàng ta được dùng như 1 khoảng tiết kiệm của người dân hoặc là 1 món quà tặng cho những dịp cưới hỏi hay làm quà tặng.
Sự khác biệt giữa vàng tây và vàng ta
Vàng tây là một hợp chất đã có pha trộn thêm kim loại khác vào trong thành phần, do vậy vàng tây chủ yếu được sử dụng để chế tác trang sức sử dụng cho mục đích đeo thường xuyên.
Do đó, nhiều người vẫn không dám mua vàng tây vì lo sợ sau này bán ra sẽ mất giá. Nhưng nguyên nhân chủ yếu của việc bán lỗ hay lời ít là do chọn sai thời điểm và địa điểm để trao đổi mua bán.
Nguyên nhân khác khiến cho vàng tây bị mất giá có thể kể đến như trang sức bị hỏng, trầy xước, móp méo hoặc bị xỉn màu. Vì vậy, lúc bán ra bạn sẽ chịu một mức chênh lệch giá so với lúc mua bởi các chi phí hư hỏng, hao mòn. Thông thường, khi bán ra, các tiệm vàng sẽ thu mua vào khoảng 70-80% giá trị ban đầu cả sản phẩm.
Trang sức từ vàng tây có bị mất giá không?
Xem thêm: Mách bạn 5 cách làm sáng dây vàng tây nam tại nhà hiệu quả nhất
Trên đây là những kiến thức về vàng tây hiện nay mà Momi chia sẻ tới bạn. Dù hàm lượng vàng của vàng tây ít hơn vàng ta nhưng do kết hợp với một số kim loại màu khác nên vàng tây có độ cứng cao hơn, dễ gắn đá quý và đánh bóng. Bởi vậy các trang sức bằng vàng tây thường chế tác dễ dàng hơn vàng ta và được nhiều người dùng ưa chuộng hơn. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn khi quyết định đầu tư vàng tây cho mình.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội