Cảnh báo: Nhận biết biến chứng tay chân miệng ở trẻ em vô cùng nguy hiểm

Nguyễn Ngọc Mai-06:53 18/07/2022

Tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, khả năng lây lan nhanh, tuy lành tính nhưng lại có thể gây ra biến chứng bệnh tay chân miệng vô cùng nguy hiểm khi điều trị sai cách. Vậy yếu tố nào khiến biến chứng tay chân miệng ở trẻ xảy ra và mức độ nguy hại khi bệnh biến chứng là gì?

Vì sao biến chứng tay chân miệng ở trẻ em lại xảy ra?

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp xuất hiện biến chứng của tay chân miệng ở trẻ em vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng chính mà bệnh tấn công, do đó bệnh đang trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình. Thường thì các biến chứng của tay chân miệng xuất hiện và trở nên nguy hiểm khi có sự tác động của các yếu tố sau:

  • Sự chủ quan của phụ huynh trong chăm sóc trẻ bị chân tay miệng hoặc sự thiếu hiểu biết trong việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh dẫn đến biến chứng tay chân miệng ở trẻ.

  • Nhầm lẫn bệnh với cảm cúm, thủy đậu,... nên không chữa trị kịp thời hoặc chữa trị sai cách khiến nốt phỏng của bệnh bị bội nhiễm.

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu trong khi bệnh lại có khả năng lây lan nhanh chóng và trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mình.

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, nhiều ca chuyển biến nặng

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, nhiều ca chuyển biến nặng

Những biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang là nỗi lo của tất cả các ông bố bà mẹ có con bị mắc bởi các triệu chứng đa dạng và biến chứng nặng nề của bệnh. Một vài các biến chứng như:

Mất nước

Mất nước là biến chứng tay chân miệng thường gặp nhất. Nó xảy ra do các vết loét trong khoang miệng phát triển nặng khiến trẻ khó uống nước. Cha mẹ cần mau chóng liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không thể uống bất kỳ loại nước nào hoặc có những dấu hiệu mất nước, bao gồm:

  • Da khô và nhăn nheo
  • Không thể đi tiểu, hoặc nước tiểu không tiết ra trong 8 giờ
  • Thường xuyên cáu gắt
  • Mắt trũng sâu
  • Tinh thần mệt mỏi, bơ phờ
  • Trẻ sơ sinh có thóp mềm trũng trên đầu

Nhiễm trùng thứ phát

Có nhiều trường hợp vết loét trên da bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở vết bị trầy xước, vết phỏng nước vỡ ra. Triệu chứng của nhiễm trùng da bao gồm:

  • Đau, đỏ, sưng tấy và cảm giác nóng ở khu vực nhiễm trùng
  • Da chảy dịch hoặc có mủ

Liệt chi

Đây là biểu hiện của biến chứng thần kinh khiến cho cơ thể trẻ yếu, run tứ chi, yếu tay, yếu chân, có thể liệt, mềm một hoặc nhiều chi

Viêm màng não

Viêm màng não là biến hiếm gặp ở trẻ bị bệnh tay chân miệng. Các triệu chứng viêm màng não bao gồm:

  • Sốt cao từ 38°C
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Cứng cổ
  • Không thích ánh đèn sáng

Viêm não

Viêm não là biến chứng nghiêm trọng nhất nhưng cũng rất hiếm gặp ở bệnh tay chân miệng. Các dấu hiệu của viêm não có thể phát triển chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày kèm theo các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Co giật (có thể ngất xỉu)
  • Không thích ánh đèn sáng

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm não, cần phải nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Bệnh cũng có thể gây ra biến chứng đến hô hấp tuần hoàn như: tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và tử vong nhanh chóng.

Xem thêm: Sốt tay chân miệng kéo dài trong bao lâu?

Dấu hiệu nhận biết biến chứng tay chân miệng ở trẻ em cần đưa ngay đến bệnh viện

TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết 3 dấu hiệu nhận biết biến chứng chân tay miệng ở trẻ em cho thấy biến chứng của bệnh đang diễn biến nặng ba mẹ nên thật sự cảnh giác và đưa ngay đến bệnh viện:

  • Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

  • Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra

Không nên chủ quan với bệnh tay chân miệng ở trẻ

Không nên chủ quan với bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan nhanh chóng và tử vong cao. Vì chưa có vắc xin phòng bệnh, nên các bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ và gia đình, chủ động áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu bệnh tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng.

Xem thêm: Cách trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay