5 lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm

Nguyễn Thị Ngọc Mai-07:37 18/07/2022

Mặc dù hiện nay bệnh tay chân miệng không phải là một bệnh mới tuy nhiên những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ đã khiến căn bệnh này trở nên nguy hiểm hơn, bằng chứng là đã có rất nhiều ca bệnh biến chứng chân tay miệng trở nặng phải nhập viện. Vậy những lý do nào khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm, cùng Momi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những sai lầm dễ gây biến chứng chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ với bé. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp dễ gây biến chứng chân tay miệng:

Tự ý xử lý vết thương

Tùy tiện chọc vỡ bóng nước hoặc sử dụng các loại cây cỏ, lá cây hoặc những loại thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần để đắp hoặc bôi lên vết thương cho bé.

Kiêng gió, kiêng tắm khi trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng gió, kiêng tắm vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo. Thay vào đó, mỗi ngày ba mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, lau rửa cơ thể nhẹ nhàng để các vùng da bị tổn thương sau đó thay quần áo mới sạch sẽ, vải mềm thoáng mát và thấm hút mồ hôi luôn.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi bị bệnh tay chân miệng, trong miệng các bé sẽ mọc các nốt phỏng. Trẻ bị đau vì thế dẫn đến tình trạng bỏ ăn, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu nấm miệng…Bệnh có khả năng gia tăng hơn khi cho vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách, bố mẹ làm trượt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét nặng thêm dễ gây biến chứng chân tay miệng.

Ủ ấm con quá mức

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi gây nhiễm trùng các nốt phỏng, vết loét trên da càng làm tình trạng nặng hơn.

Lạm dụng truyền nước

Bố mẹ không nên lạm dụng truyền dịch cho con, biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Những sai lầm dễ gây biến chứng chân tay miệng

Những sai lầm dễ gây biến chứng chân tay miệng

5 lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn

Không có triệu chứng khi mắc bệnh tay chân miệng

Thông thường khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ có các biểu hiện sớm là mệt mỏi, sốt (38 - 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong của má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát. Sau đó sẽ tiếp tục xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi còn gặp ở mông và bộ phận sinh dục.

Nhưng có những người bệnh lại không có triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng của bệnh tay chân miệng mà chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi và sốt nhẹ. Đây cũng có lẽ là lý do khiến bệnh trở nặng rồi mới phát hiện ra gây khó khăn trong việc điều trị.

Trẻ chỉ hơi mệt mỏi và sốt nhẹ

Trẻ chỉ hơi mệt mỏi và sốt nhẹ

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị

Bệnh tay chân miệng hiện chưa vắc-xin và thuốc đặc trị để phòng ngừa. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị giảm triệu chứng như: dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, uống nước điện giải để bù nước cho trẻ nếu có sốt cao. Khi chăm sóc trẻ tại nhà nên cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh đồ cứng và đồ cay nóng; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Bôi các dung dịch sát khuẩn tại các vết loét, vết phỏng nước bị vỡ ra để tránh nhiễm thêm các loại virus khác. Chính vì vậy nếu phát hiện muộn, bệnh có thể tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng chân tay miệng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng dễ nhầm lẫn

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh truyền nhiễm khác giống biểu hiện như zona (giời leo) thủy đậu. Trong một số trường hợp, khi trẻ bị sốt, chảy nước bọt do trẻ bị loét miệng không nuốt được thì phụ huynh lại nhầm lẫn với biểu hiện của việc mọc răng. Trẻ bị nổi ban vùng kín, vùng mông thường hiểu lầm con bị hăm tã. Trẻ có những vết nổi ở những vị trí kín đáo như rìa ngón tay, rìa ngón chân, phụ huynh lại nhầm tưởng bị muỗi cắn,… Vì vậy khi xuất hiện những biểu hiện trên kèm sốt, hoặc giật mình khi ngủ, cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời tránh biến chứng chân tay miệng có thể xảy ra.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng dễ nhầm lẫn

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng dễ nhầm lẫn

Trẻ chưa biết cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ còn nhỏ tuổi nên chưa có ý thức về việc bảo vệ bản thân và chưa phân biệt được những yếu tố nào có thể gây nguy hại cho cơ thể. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất là khi bệnh tay chân miệng lại rất dễ lây lan.

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. Do đó, bệnh rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

Trẻ chưa biết cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ chưa biết cách tự bảo vệ bản thân

Bệnh thường chỉ tấn công trẻ có sức đề kháng yếu

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh tay chân miệng cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng, khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn và có thể dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện bệnh muộn, chăm sóc trẻ không đúng cách.

Trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng, khiến virus dễ xâm nhập

Trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng, khiến virus dễ xâm nhập

Qua những thông tin trong bài viết này, Momi mong rằng các ba mẹ sẽ không chủ quan trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng để ngăn chặn những biến chứng chân tay miệng vô cùng nguy hiểm có thể gây ra cho các con.

Hashtag:

#sức_khỏe
#tay_chân_miệng

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay