Cách trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng chống và thuốc điều trị đặc hiệu. Có rất nhiều thông tin về biến chứng của bệnh tay chân miệng cũng như các ca bệnh nặng đang tăng trong giai đoạn gần đây khiến nhiều ba mẹ lo lắng khi chưa có đủ kiến thức để chăm sóc cho trẻ. Với mong muốn thêm thật nhiều kiến thức về việc cách trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ như thế nào, ba mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những mẹo trị tay chân miệng cho trẻ nhé!
Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng trong giai đoạn này thường không rõ rệt, nhẹ và thoáng qua, với các triệu chứng như sốt (hầu như chỉ sốt nhẹ thoáng qua), đau họng, tiết nhiều nước bọt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ và trẻ có vẻ kém linh hoạt hơn. Đôi khi phụ huynh có thể sờ thấy hạch ở cổ và dưới hàm của trẻ.
Giai đoạn ủ bệnh ở trẻ
Từ 1 - 2 ngày sau, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, cũng có thể sốt cao đến 39 - 40°C, mệt mỏi, đau họng, chán ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày.
Trẻ sẽ nhanh chóng gặp phải những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng với biểu hiện phát ban tại các vị trí đặc hiệu trên da và loét miệng:
Loét miệng: Các nốt phỏng nước có đường kính 2 - 3mm (ở niêm mạc má, lợi và lưỡi) bắt đầu xuất hiện, các nốt này có thể vỡ rất nhanh, tạo thành các vết loét, dẫn đến trẻ bị tăng tiết nước bọt và cảm thấy đau khi ăn, khiến trẻ lười ăn, quấy khóc.
Trên da: Xuất hiện nhiều bóng nước với kích thước từ 2 - 10mm, có màu xám, hình bầu dục trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, khi sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, nhưng ấn không gây đau. Bóng nước ở vùng mông và đầu gối thường xuất hiện trên nền hồng ban biểu hiện gần giống với zona (giời leo).
Giai đoạn khởi phát ở trẻ
Xem thêm: Cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn đơn giản và hiệu quả
Kéo dài từ 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình nặng hơn như loét miệng, phát ban dạng phỏng nước, xuất hiện và tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) nhưng sau đó có thể để lại những vết thâm, hiếm khi gây loét hay bội nhiễm.
Nếu trẻ bị sốt cao và nôn nhiều, dễ dẫn đến nguy cơ biến chứng. Biến chứng chủ yếu trên hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm (từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh).
Giai đoạn toàn phát ở trẻ
Lui bệnh thường từ 3 - 5 ngày sau, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Đó là 4 giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng ba mẹ cần hết sức lưu ý để có thể nắm bắt được tình hình từ đó đưa ra được cách trị chân tay miệng tại nhà phù hợp cho trẻ.
Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc làm theo hướng dẫn cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà như sau.
Cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Không sử dụng thuốc có thành phần Aspirin và kháng sinh cho trẻ
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ăn uống rất khó khăn nên khi cho trẻ ăn cần lưu ý những điều sau:
Khi trị chân tay miệng nên cho trẻ ăn gì?
Ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn mặn hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt gây đau sốt. Nếu trẻ không muốn ăn thì ba mẹ cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Không cho trẻ ăn các thức ăn cứng và cay nóng. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trẻ bị chân tay miệng không nên ăn gì?
Bệnh tay chân miệng không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt, chất nhầy, dịch ở các vết loét và phân của bé. Nếu người lớn chẳng may lây bệnh tay chân miệng từ trẻ thì cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn là rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, thực hiện cách ly giống như trẻ để tránh lây lan ra cộng đồng, đồng thời đến thăm khám ở các cơ sở Y tế sớm nhất để có phác đồ điều trị phù hợp.
Hy vọng qua bài viết trên đây, Momi đã giúp ba mẹ đi tìm hiểu được cách trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ. Từ đó hiểu được cách chăm sóc trẻ đúng cách cũng như nắm bắt được những việc nên hay không nên làm cho bé trong quá trình trị bệnh giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội