Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu

Nguyễn Ngọc Mai-10:03 22/07/2022

Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu là hai căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh khi có con nhỏ mắc phải 2 căn bệnh này thường hoang mang vì triệu chứng của hai căn bệnh này gần như tương tự nhau khiến các ba mẹ rất khó phân biệt được, từ đó gây khó khăn trong quá trình điều trị. Vậy hãy cùng Momi đọc bài viết dưới đây để có thể có thêm kiến thức phân biệt bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu 1 cách rõ ràng nhất nhé.

Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do siêu vi đường ruột gây ra, hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây truyền qua đường phân miệng hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, đường hô hấp, từ các nốt phỏng, nước bọt. Hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà.

Trẻ bị tay chân miệng<

Trẻ bị tay chân miệng

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có lây sang bố mẹ không?

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, qua các hạt nước nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc chảy mũi. Ngoài ra bệnh còn lây truyền khi tiếp xúc với các bọng nước bị vỡ, hoặc từ các vùng da bị tổn thương của người bệnh. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu

rẻ bị bệnh thủy đậu

Trẻ bị bệnh thủy đậu

Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu có triệu chứng gần như giống nhau, rất khó để phát hiện nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ bị lần đầu. Vì vậy, việc phân biệt rõ hai căn bệnh này, nhất là sự khác nhau ở các nốt ban và biểu hiện của chúng giúp ba mẹ nhận biết đúng bệnh từ đó có những phương pháp điều trị bệnh đúng cách, tránh hậu quả có thể xảy ra.

Phân biệt Bệnh tay chân miệng Bệnh thủy đậu
Độ tuổi mắc bệnh Trẻ dưới 10 tuổi, hay gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ từ 1-14 tuổi, hay gặp nhất ở trẻ từ 2-8 tuổi.
Thời gian bùng phát dịch Có thể xuất hiện quanh năm, đỉnh dịch là vào tháng 3-5 và tháng 9-11. Thường xuất hiện vào mùa đông xuân hàng năm và kéo dài cho tới hết mùa xuân.
Biểu hiện của các nốt ban Ban đầu nổi các nốt ban đỏ, sau đó nổi mụn nước hình bầu dục và mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông. Khởi phát là các nốt ban đỏ, nốt sần rồi chuyển thành mụn nước vòm mỏng, lõm giữa và khô thành những nốt có vảy.
Nốt phỏng nước có thể xuất hiện ở miệng, họng làm loét miệng, tăng tiết nước bọt, biếng ăn, lười bú và quấy khóc. Ban mọc khởi điểm ở thân (thường là lưng), sau đó lan toàn thân, đầu mặt và tay chân.
Nốt phỏng nước trong bệnh tay chân miệng ở trẻ em không gây ngứa và đau. Nốt phỏng nước gây cảm giác ngứa, đau, nhức rất khó chịu.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu đều do virus gây ra nên việc giữ vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng nhất. Hãy cùng Momi điểm qua những cách phòng tránh hiệu quả nhất ba mẹ nên áp dụng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày để hạn chế nhất có thể khả năng bị bệnh:

  • Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi ăn đặc biệt sau khi đi ra ngoài về, tiếp xúc vs nước bọt và phân của trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ

  • Vệ sinh môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ thường xuyên, lau chùi diệt khuẩn các vật dụng trong nhà, bàn ghế, tay nắm cửa,... bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường

  • Quần áo của trẻ nên được giặt ngay trong ngày tránh để ngoài môi trường quá lâu tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn

  • Tiệt trùng đồ chơi của trẻ thường xuyên, bát đũa của trẻ cũng nên trần qua nước sôi trước khi sử dụng hoặc cho vào máy tiệt trùng

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm sạch và ăn sữa chua để bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé

  • Tiêm vắc xin đầy đủ phòng các bệnh ở trẻ theo quy định của Bộ Y Tế

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin C và kẽm. Nếu trẻ lười ăn ba mẹ có thể mua các loại kẹo vitamin cho trẻ để bổ sung thêm

  • Hạn chế đến những địa điểm đông người, nơi công cộng trong thời điểm tình hình dịch bệnh tăng cao

Xem thêm: Top 9 thuốc thoa tay chân miệng hiệu quả nhất năm 2022

Bài viết trên đây, Momi đã cung cấp cho ba mẹ những điểm khác biệt nhất giữa bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu, hy vọng những kiến thức này đã giúp ích rất nhiều cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ.

Xem thêm: Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng là gì? Trẻ bị tay chân miệng sau bao nhiêu ngày sẽ lành bệnh?

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay