Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ như thế nào báo hiệu nguy cơ biến chứng

Quyên Ngô-10:04 17/06/2022

Tay chân miệng là bệnh lý quen thuộc thường xảy ra ở trẻ em, có khả năng lây lan rất nhanh và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Làm cách nào để nhận biết biểu hiện tay chân miệng ở giai đoạn nguy hiểm? Hãy cùng Momi tìm hiểu bạn nhé!

Những biểu hiện tay chân miệng điển hình ở trẻ

Biểu hiện trẻ bị chân tay miệng được thể hiện rất rõ ràng thông qua các triệu chứng như:

  • Sốt: có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao tuy nhiên nên lưu ý với những trường hợp sốt cao dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm.
  • Mệt mỏi, chán ăn, kèm theo đau họng
  • Xuất hiện các tổn thương trên da: dạng mụn nước, rát đỏ quanh các khu vực như khoang miệng, lòng bàn tay/bàn chân, mông, đầu gối,...
  • Các triệu chứng khác: chán ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, quấy khóc, tiêu chảy,....

Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh ra sao, có khác gì với các bé lớn?

Với trẻ sơ sinh, biểu hiện bệnh chân tay miệng rõ ràng nhất được thể hiện thông qua các vết phồng rộp trên da, đi kèm là đau họng, sốt và đau bụng xảy ra trước đó. Sau ít ngày có những hiện tượng như trên, biểu hiện chân tay miệng ở trẻ sơ sinh càng trở nên rõ hơn với các đặc điểm như:

  • Xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và trong khoang miệng. Ban đầu có dạng mụn nước li ti sau lớn dần và chuyển sang những nốt mụn có màu vàng xám, viền đỏ.
  • Trên tay và chân, lưng và lòng bàn tay, chân, ngón chân, ngón tay xuất hiện thêm nhiều các đốm màu đỏ sau chuyển dần sang màu xám. Chính những đốm đỏ này là nguyên nhân chính gây ngứa ở trẻ.

Đặc biệt, biểu hiện chân tay miệng ở trẻ nhỏ dễ phát hiện nhất chính là việc các bé quấy khóc, tăng tiết nước bọt. Đây chính là hậu quả do những bỏng nước trong miệng gây nên.

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng báo hiệu nguy cơ biến chứng, cần nhập viện gấp

Trong thực tế, trẻ khi mắc chân tay miệng có thể dần khỏi sau từ 7 - 10 ngày, tuy nhiên cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ có thể xảy ra biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể khi xuất hiện các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ như dưới đây, ba mẹ cần cho con nhập viện khẩn cấp để được điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Có những thời điểm sốt cao trên 39 độ và kéo dài trên 2 ngày
  • Trẻ bị nôn ói nhiều
  • Trẻ quấy khóc, thường dễ bị giật mình, hoảng hốt
  • Bạch cầu trong máu tăng lên cao (trên 16000/mm3)
  • Đường huyết tăng cao
  • Trẻ bị khó thở, thở rít thanh quản
  • Các tổn thương trên da cơ bản dần tăng lên nghiêm trọng

Khi xuất hiện bất cứ biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ nào nêu trên, cần đưa ngay đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý kịp thời, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng báo hiệu nguy cơ biến chứng, cần nhập viện gấp

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng báo hiệu nguy cơ biến chứng, cần nhập viện gấp

Nguy cơ chẩn đoán nhầm do xác định sai biểu hiện của chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng rất dễ bị phỏng đoán sai do những biểu hiệu của bệnh chân tay miệng rất dễ gây nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác như:

  • Bệnh viêm màng não do vi trùng gây nên
  • Biệm viêm phổi, viêm thanh quản cấp: do đều có các triệu chứng như thở nhanh, gấp kèm theo các cơn co kéo, hoặc thở rít.
  • Bệnh sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết: do biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ em và sốc nhiễm trùng thường có điểm chung là đều gây sốt kèm sốc.
  • Các chứng bệnh liên quan đến thần kinh: hoảng hốt, co giật.

Tay chân miệng có diễn tiến rất nhanh, do vậy, trong bất cứ trường hợp nào ba mẹ cần phải luôn chủ động để có những phán đoán và hành động kịp thời để phòng trường hợp bệnh rơi vào tình trạng xấu nhất.

Phòng tránh nguy cơ tái lại bệnh tay chân miệng ở trẻ

Ngoài ra, sau khi khỏi tay chân miệng, trẻ rất dễ có nguy cơ mắc lại bệnh này nhưng với những chủng virus khác. Vì thế để bảo vệ con trước nguy cơ lây chân tay miệng, ba mẹ cần tuân thủ các quy tắc phòng bệnh cho bé:

  • Đối với trẻ sơ sinh cần lưu ý xử lý tã lót, chất thải của trẻ đúng cách vì virus vẫn có thể tồn tại trong phân bé từ 1 đến 2 tháng sau khi khỏi bệnh.
  • Sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hắt hơi, sổ mũi và vứt bỏ sau một lần sử dụng
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, sát khuẩn các vật dụng trong nhà, đồ chơi, các bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, cốc,...
  • Lưu ý rửa tay bằng xà phòng cho cả bé và người chăm sóc sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình, trước giờ ăn (đối với các bé bắt đầu ăn dặm), sau khi đã chạm vào các đồ dùng cá nhân bé đã sử dụng,...

Trên đây là một số thông tin liên quan đến biểu hiện tay chân miệng ở trẻ và những dấu hiệu cho thấy tay chân miệng đang diễn tiến ở mức độ nghiêm trọng, có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Lưu ý theo dõi tình trạng bệnh của các bé trong mỗi giai đoạn để tránh những trường hợp xấu khiến bệnh tình trở nên nặng hơn!

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay