Bảng giá chứng khoán VPS: Đọc như thế nào?

Quyên Ngô-07:32 16/09/2022

Đọc bảng giá chứng khoán là một trong những nội dung căn bản nhất nhà đầu tư cần biết để có thể nhận định thị trường một cách toàn diện nhất. Trong bài viết dưới đây Momi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng giá chứng khoán VPS và các chỉ số đầu tư quan trọng để có thể đưa ra những phán đoán đúng đắn khi “xuống tiền”.

Thông tin chung về bảng giá chứng khoán VPS

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai sở giao dịch chứng khoán chính thức là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HoSE). Theo đó mỗi một sàn giao dịch sẽ có một bảng giá riêng, và các công ty chứng khoán cũng vậy. Nguồn dữ liệu được sử dụng để xây dựng nên bảng chứng khoán được lấy từ Trung tâm lưu ký và từ hai Sở Giao dịch chứng khoán nói trên.

Bảng giá chứng khoán VPS

Bảng giá chứng khoán VPS

Bên cạnh đó, trên thị trường cũng còn một sàn giao dịch khác là UPCoM (Unlisted Public Company Market). Đây là sàn giao dịch “trung chuyển” được thiết lập với mục đích chính là khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Với vai trò là một công ty chứng khoán độc lập, VPS cũng có cho mình bảng giá chứng khoán riêng để phục vụ nhu cầu theo dõi và đầu tư của các khách hàng/đối tác.

Xem thêm: Bảng giá chứng khoán VPS trực tuyến

Các thuật ngữ và ký hiệu quan trọng trên VPS chứng khoán bảng giá

Khi theo dõi bảng giá chứng khoán VPS nói riêng, bảng giá chứng khoán nói chung cần đặc biệt lưu ý các yếu tố sau:

  • Mã chứng khoán: Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch, được xếp theo thứ tự từ A - Z. Mã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp riêng và chủ yếu là từ viết tắt của các công ty niêm yết.
  • Giá tham chiếu/giá đóng cửa gần nhất (màu vàng): Mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá tham chiếu được sử dụng làm cơ sở đến tính giá trần hoặc giá sàn. Riêng tại sàn UpCoM, giá tham chiếu được tính bằng bình quân của phiên giao dịch gần nhất
  • Giá trần (màu tím): Mức giá cao nhất hay kịch trần mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán đó trong ngày giao dịch
  • Giá sàn (màu xanh lam): Mức giá thấp nhất hay kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán mã chứng khoán đó trong ngày giao dịch
  • Giá tăng (màu xanh lá): Là giá cao hơn so giá tham chiếu nhưng lại không phải giá trần
  • Giá giảm (màu đỏ): Là giá thấp hơn tham chiếu nhưng không phải giá sàn
  • Tổng khối lượng khớp: Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày, thể hiện được tính thanh khoản của cổ phiếu
  • Bên mua: Mỗi bảng giá đều sẽ có 3 cột chờ mua trong đó hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất và khối lượng mua tương ứng
  • Bên bán: Mỗi bảng giá sẽ có 3 cột chờ bán và hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị 3 mức giá đặt bán tốt nhất kèm khối lượng bán tương ứng
  • Khớp lệnh: Biểu thị việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (không cần xếp lệnh chờ mà mua trực tiếp) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn)
  • Giá cao nhất: Giá khớp ở mốc cao nhất nhưng chưa chắc là giá trần
  • Giá thấp nhất: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên nhưng chưa chắc là giá sàn
  • Giá trung bình: Được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất với giá thấp nhất
  • Cột dư mua/dư bán: Thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp (đối với phiên khớp lệnh liên tục) và thể hiển khối lượng cổ phiếu không được thực hiện giao dịch trong ngày (khi kết thúc ngày giao dịch)
  • Trên cùng của bảng giá chứng khoán là các chỉ số thị trường chứng khoán chung, bao gồm: chỉ số VN-Index, chỉ số VN30-Index, chỉ số VNX AllShare, chỉ số HNX-Index, chỉ số HNX30-Index, chỉ số UpCoM, chỉ số Dow Jones, Nikkei 225, Shanghai, Crude Oil, Gold,...

Có thể xem bảng giá phái sinh VPS ở đâu?

Cũng trên bảng giá chứng khoán VPS bạn có thể theo dõi bảng giá phái sinh VPS. Nói cách khác, hai bảng giá này đã được VPS tích hợp lại với nhau để đảm bảo sự tiện lợi nhất cho nhà đầu tư.

Nhờ vào nền tảng công nghệ số vượt trội, VPS giúp nhà đầu tư có thể theo dõi liên tục biến động giá chứng khoán nói chung, giá chứng khoán phái sinh nói riêng thông qua bảng giá trực tuyến. Các chỉ số được biểu hiện rõ ràng và chi tiết, thuận tiện cho nhà đầu tư theo dõi và tiến hành đặt lệnh.

Theo dõi biểu phí VPS ở đâu?

Bên cạnh các chỉ số chứng khoán nêu trên, nhà đầu tư cũng cần đặc biệt quan tâm đến biểu phí VPS đề ra.

Biểu phí giao dịch thông thường (dịch vụ chứng khoán)

STT Dịch vụ Mức phí
(%giá trị giao dịch)
1 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán Miễn phí
2 Giao dịch cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ
a Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH:
Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày 0,30%
Từ 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày 0,27%
Từ 300 đến dưới 500 triệu VNĐ/ngày 0,25%
Từ 500 đến dưới 1 tỷ VNĐ/ngày 0,22%
Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày 0,20%
Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày 0,15%
b Giao dịch trực tuyến: 0,20%
3 Giao dịch trái phiếu
Giao dịch trái phiếu 0,10%
Giao dịch lô lớn Theo thỏa thuận

Biểu phí giao dịch VPS

Biểu phí giao dịch VPS

Biểu phí giao dịch chứng khoán phái sinh VPS

Dưới đây là biểu phí giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất của công ty chứng khoán VPS (có hiệu lực từ 31/3/2022):

STT Nội dung Mức phí quy định Thời điểm thu
1 Phí giao dịch phái sinh tại VPS 1. Áp dụng cho KH mở mới tài khoản từ ngày: 31/03/2022 đến 30/09/2022:
- Miễn phí giao dịch: trong 6 tháng đầu kể từ ngày mở tài khoản
- 1.000 đồng/1 HĐTL: từ tháng thứ 7 kể từ ngày mở tài khoản
2. Áp dụng cho KH thông thường
- 1.000 đồng/1 HĐTL
Thu trên số hợp đồng khớp lệnh theo ngày
2 Phí giao dịch chứng khoán phái sinh (phí giao dịch phải trả sở giao dịch chứng khoán) Thu trên số hợp đồng khớp lệnh theo ngày
Hợp đồng tương lai chỉ số 2.700 đồng/1 HĐTL
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 4.500 đồng/1 HĐTL
3 Các khoản phí dịch vụ phải trả VSD · Thu định kỳ vào ngày mùng 1 tháng kế tiếp
· Đối với TKGDPS tại VPS không đủ tiền mặt để thu phí, VPS sẽ thực hiện rút tiền ký quỹ để thu phí
· Dịch vụ quản lý vị thế 2.550 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày
Dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền + giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng
- Tối đa không quá 1.600.000 đồng/tài khoản/tháng
- Tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng/tài khoản/
4 Quy định khác Để hỗ trợ Khách hàng tránh rủi ro phát sinh phí quản lý tài sản phải trả cho VSD tháng kế tiếp, tại ngày làm việc cuối cùng của tháng hiện tại, VPS sẽ rút toàn bộ tiền ký quỹ trên tài khoản ký quỹ tại VSD về tài khoản giao dịch phái sinh của Khách hàng nếu đáp ứng điều kiện:
- Số dư ký quỹ = số tiền ký quỹ có thể rút; và
- Số dư ký quỹ ≤ 2.500.000 VNĐ
· Ghi chú: Số tiền này có thể thay đổi theo quy định của VPS từng thời kỳ

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể theo dõi các biểu phí VPS dịch vụ tương ứng ngay tại website chính thức của đơn vị này.

Xem thêm: Giá 1 hợp đồng phái sinh VPS năm 2022 là bao nhiêu?

Trên đây là hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán VPS và các chỉ số cần lưu ý khi theo dõi bảng giá này. Hy vọng thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho hoạt động đầu tư của bạn, giúp bạn thắng lớn, đem về nguồn lợi khủng.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay