Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có nguy hiểm hay không? Biểu hiện và cách chữa trị

Quyên Ngô-09:54 15/06/2022

Vi khuẩn ăn thịt người là gì, có nguy hiểm hay không là những thắc mắc được nhiều người dân đặt ra trước thông tin số ca nhiễm bệnh đang ngày càng tăng lên. Trong bài viết dưới đây Momi sẽ chỉ ra cho bạn những thông tin sơ bộ nhất về căn bệnh này, biểu hiện cũng như cách để điều trị bệnh.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore là gì?

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore còn được biết đến với tên gọi khác là melioidosis là một dạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do loại vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh vi khuẩn ăn thịt người được mô tả lần đầu vào năm 1912 tại Miến Điện (Myanmar) bởi bác sĩ Alfred Whitmore do đó được lấy tên là bệnh vi rút ăn thịt người Whitmore.

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Được biết loại vi khuẩn này sống trên bề mặt nước, bùn đất, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các môi trường bị ô nhiễm. Vi khuẩn lây sang người thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da hoặc thậm chí là lây qua đường hô hấp khi hít phải các giọt nước, bụi đất có chứa vi khuẩn. Vào các mùa mưa lũ, bệnh khởi phát và lây nhiễm nghiêm trọng, số lượng ca mắc và tử vong do bệnh cũng đặc biệt cao gấp nhiều lần so với các thời điểm khác trong năm.

Về tên gọi vi khuẩn ăn thịt người, thực tế không tồn tại loại vi khuẩn nào có thể ăn thịt người. Tên gọi này xuất phát từ truyền thông, được đặt theo những hiện trạng có thể nhìn nhận bằng mắt thường do bệnh gây nên. Lý do là vì, vi khuẩn này có khả năng làm hoại tử (viêm cân mạc hoại tử) và làm chết các mô trong cơ thể. Bên cạnh đó là làm viêm loét và áp xe trên da. Chính vì thế, Whitmore còn được gọi với những cái tên khác như vi khuẩn ăn da, vi khuẩn ăn tay, vi khuẩn ăn chân,.... Sâu hơn nữa, vi khuẩn Whitmore còn gây ra chứng viêm phổi, nhiễm trùng máu,...ở người nhiễm.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có nguy hiểm không?

Chỉ nghe đến tên gọi đã có thể nhận thấy được tính nghiêm trọng của bệnh khuẩn ăn thịt người Whitmore. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người trung bình rơi vào khoảng từ 40 - 60% và có thể lên tới 80% (trong các trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm). Trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn khẩn cấp, có bệnh nhân tử vong ngay sau chỉ 1 tuần nhiễm bệnh.

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người khá cao

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người trung bình rơi vào khoảng từ 40 - 60%

Nguyên nhân gây nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Đa phần các ca nhiễm con vi khuẩn ăn thịt người là do:

  • Hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm có chứa vi khuẩn
  • Các vết thương hở, vết trầy xước trên da tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bẩn, chất thải, đồng ruộng hay các vùng đầm lầy, ao hồ
  • Số rất ít nhiễm qua phẫu thuật (cực hiếm)
  • Các trường hợp bệnh vi khuẩn ăn thịt người nhiễm từ người sang người hay từ động vật sang người qua đường không khí tương đối hiếm. Do đó, bệnh ít có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người như thế nào?

Triệu chứng vi khuẩn ăn thịt người Whitmore không quá rõ ràng ở giai đoạn đầu và rất dễ bị nhầm sang các loại bệnh khác như cảm cúm, quai bị, ốm sốt thông thường do có các triệu chứng chung chung như: sốt cao, đau ngực, đau dạ dày, viêm mang tai, đau cơ khớp, đau đầu, hoặc sốt co giật.

Biểu hiệu bệnh vi khuẩn ăn thịt người và các triệu chứng của bệnh chủ yếu được nhận biết dựa trên những vị trí nhiễm bệnh do vi khuẩn Whitmore ăn thịt người gây nên.

  • Nhiễm trùng phổi: người bệnh có thể ho, khó thở, tức ngực, đau nhức cơ, chán ăn, sốt, nhức đầu, diễn biến từ thể nhẹ dạng viêm phế quản đến nặng hơn dưới dạng viêm phổi.
  • Nhiễm trùng cục bộ: đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (tuyến mang tai nơi liên quan với quai bị).
  • Nhiễm trùng da, mô tế bào: sưng, lở loét kèm sốt và đau cơ, hiện trạng vi khuẩn ăn da, tay, chân,...
  • Nhiễm trùng máu: trường hợp vi khuẩn Whitmore gây nhiễm trùng máu, người bệnh sẽ bị sốt, run, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, đau khớp, lở loét và có mủ trên da,...
  • Nhiễm trùng lan tỏa: biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh bị sụt cân, co giật, đau ở nhiều các bộ phận khác nhau như cơ, khớp, dạ dày,..

Vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không? Cách chữa bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Trong thực tế chưa có thuốc đặc trị cho bệnh vi khuẩn ăn thịt người song vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không, câu trả lời là có. Việc điều trị căn bệnh này được đề xuất trước cả khi xác định ra nguyên nhân gây viêm cân mạc hoại tử. Quá trình điều trị sẽ cần phối hợp nhiều các phương pháp khác nhau dựa trên tình trạng người bệnh, bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Trường hợp xấu buộc phải cắt bỏ phần mô/bộ phận cơ thể bị tổn thương hoặc hoại tử nhằm ngăn chặn sự lấn sâu của vi khuẩn gây bệnh
  • Sử dụng các loại bổ trợ như thuốc tăng huyết áp, kết hợp theo dõi tim mạch, hỗ trợ oxy
  • Truyền máu trong các trường hợp cần thiết
  • Sử dụng liệu pháp oxy cao áp để điều trị vết thương do vi khuẩn Whitmore gây ra
  • Truyền kháng thể để bổ trợ chống nhiễm khuẩn
  • Kết hợp với những theo dõi sát sao của các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Vi khuẩn ăn thịt người lây qua đường nào và cách phòng bệnh

Bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người được nhận định là đặc biệt nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao, do đó bạn phải luôn chủ động trong cách phòng tránh. Cần nắm rõ vi khuẩn ăn thịt người lây qua đường nào để đưa ra biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất. Cụ thể, vi khuẩn ăn thịt người lây qua các vết thương hở, vết xước khi tiếp xúc với nguồn nước, không khí chứa vi khuẩn. Do đó, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau để phòng tránh bệnh:

  • Ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thực phẩm bẩn, chưa rửa sạch, không giết, ăn thịt động vật bị ốm chết
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm/gần nơi bị ô nhiễm (ao hồ, sông ngòi,...)
  • Đeo đồ bảo hộ khi làm việc ngoài trời hoặc khi phải tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bẩn
  • Khi có vết thương hở phải băng bó cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước hoặc đất khi ô nhiễm, sát khuẩn và thay băng gạc thường xuyên
  • Đối với những người có bệnh lý nền: tiểu đường, gan, thận, phổi mãn tính cần chăm sóc đặc biệt để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Trường hợp nghi nhiễm cần đưa đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về vi khuẩn ăn thịt người Whitmore, các biểu hiện gây bệnh và cách để phòng bệnh tốt nhất. Như đã nói, đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người bị nhiễm do vậy chủ động trong phòng tránh bệnh là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần tuân thủ để luôn khỏe mạnh và vui sống.

Hashtag:

#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay