Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng tháng 11/2022 mới nhất
Trong bối cảnh những kênh đầu tư từng mang lại mức sinh lời cao như chứng khoán, vàng và BĐS rơi vào trầm lắng thì gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hút lượng tiền lớn trong thời gian qua khi cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng đang diễn ra vô cùng kịch tính và “nóng” trong thời gian gần đây. Cùng Momi cập nhật những diễn biến về việc tăng lãi suất huy động gần đây và cập nhật lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tháng 11/2022 mới nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Trước các đợt tăng lãi suất liên tục của hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, trên cơ sở bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cụ thể, các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đồng loạt điều chỉnh 1 điểm %.
Với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất tăng thêm 0,5 điểm % lên 1%/năm. Mức tối đa với tiền gửi dưới 6 tháng là 6%/năm. Mức tối đa cho vay ngắn hạn bằng đồng VND với một số lĩnh vực của các ngân hàng là 5,5%/năm. Sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước, tuần qua, nhiều ngân hàng thương mại cũng đã điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm.
Khá nhiều người quan tâm tới việc gửi tiết kiệm khi mức lãi tăng cao hơn. Nhờ vậy, lượng tiền gửi... từ dân cư vào hệ thống cũng tăng trưởng, giúp đảm bảo an toàn thanh khoản cho các ngân hàng.
Mức lãi suất huy động được các ngân hàng tăng thêm từ 0,3 - 1%/năm tùy kỳ hạn. Với các kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi tiết kiệm dao động từ 4,1 - 5,9%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi từ 6,8% đến cao nhất là 8,8%/năm, có sự chênh lệch khá rộng giữa các ngân hàng.
"Các kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng lên và có cách biệt khá lớn so với kỳ hạn dưới 6 tháng, nên việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ để phù hợp với mặt bằng, trước mắt sẽ không ảnh hưởng quá lớn trên thị trường tiền tệ. Ngân hàng cũng đang xem xét tình hình và chưa có điều chỉnh mạnh đối với lãi suất bởi hiện nay lãi suất đã tăng và trong thời gian qua cũng đã phản ánh vào mức lãi suất huy động chung của các ngân hàng", Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết.
Nhóm ngân hàng có vốn nhà nước cũng bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi trong đợt này. Tuy nhiên, ở mức thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Đại diện Vietcombank khẳng định sẽ tính toán để đảm bảo mặt bằng lãi suất hợp lý cho cả tiền gửi và tiền vay.
Cuộc đua tăng lãi suất gửi tiết kiệm ngày càng “nóng bỏng”
Quyết định tăng lãi suất điều hành lần này của Ngân hàng Nhà nước là bước đi tiếp theo, sau khi cơ quan này nâng biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và USD. Theo nhiều chuyên gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ chính sách tiền tệ sẽ góp phần đạt được 2 mục tiêu quan trọng: bảo đảm giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát.
Quan trọng hơn, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới, từ đó giúp giữ chân các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý III đạt mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, kinh tế tăng trưởng 8,83%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Đánh giá về kết quả này, ông Vicente Nguyen, Giám đốc đầu tư AFC Vietnam Fund (quỹ đầu tư quy mô hơn 70 triệu USD), cho rằng việc GDP tăng mạnh vừa qua sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thành các chỉ tiêu về tăng trưởng trong năm nay. Do đó, nhiều khả năng, Ngân hàng Nhà nước vì lẽ đó cũng sẽ xem xét việc kiểm soát tín dụng và lạm phát nhiều hơn.
Theo kết quả khảo sát của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, quý IV/2022, các tổ chức tín dụng đánh giá mặt bằng lãi suất huy động-cho vay tiếp tục xu hướng tăng. Theo đó, có tới 59 - 61% ngân hàng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37%/năm trong quý 4. Cả năm 2022, có 66 - 69% ngân hàng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,56 - 0,57%/năm.
Việc lãi suất tiết kiệm liên tục tăng diễn ra trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện rất căng thẳng. Lãi suất VND liên ngân hàng tăng vọt, vượt qua mốc 8% ở tất cả các kỳ hạn. Thậm chí tại vài thời điểm, một số ngân hàng thương mại đã chuyền tay nhau mức chào hơn 10%/năm.
Các chuyên gia tài chính cho biết, có khá nhiều nguyên nhân khiến thanh khoản hệ thống các ngân hàng thời gian qua gặp khó như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vừa bị điều chỉnh giảm xuống theo lộ trình; nợ xấu và nợ tái cơ cấu khiến ngân hàng chưa thể thu hồi vốn; doanh nghiệp rút tiền mua lại trái phiếu trước hạn… Trong đó, có 3 nguyên nhân rất đáng chú ý:
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm dự báo sẽ còn tăng
Lãi suất huy động cao nhất niêm yết tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đều tăng từ mức 6,4%/năm lên mức 7,4%/năm. Lãi suất này áp dụng cho các khoản tiền gửi tại quầy kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, khách hàng của BIDV và VietinBank khi gửi tiền trực tuyến còn được cộng lãi suất thêm từ 0,4 - 0,5%/năm so với lãi suất tiền gửi tại quầy, nên mức lãi suất huy động cao nhất mà khách hàng được hưởng có thể lên khoảng 8%/năm.
Không chỉ điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, lãi suất các kỳ hạn khác tại 3 ngân hàng này cũng đã tăng mạnh.
Đây là lần điều chỉnh lãi suất thứ 2 của các ngân hàng này trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Lần gần đây nhất là ngày 28/9 với biên độ điều chỉnh tăng từ 0,8 - 1,3%/năm tùy từng kỳ hạn.
Như vậy, trong nhóm 4 ngân hàng lớn chỉ còn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn giữ nguyên biểu lãi suất cũ với mức huy động cao nhất là 6,4%/năm đối với gửi tại quầy và 6,8%/năm khi gửi trực tuyến, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank đang áp dụng mức 0,1%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng là 4,1 - 4,4%/năm; từ 6 đến 9 tháng từ 4,7 - 4,8%/năm.
Trước đó, ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước đã có các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất. Trong đó quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1%/năm; Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5%/năm lên 6%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm; Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Sau quyết định này, ngay trong ngày 25 và 26/10, nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất lên kịch trần 6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)... Mức tăng này cao hơn biểu lãi suất cũ từ 1-1,5%/năm.
Không chỉ với kỳ hạn ngắn mà mức tăng tương tự cũng được các ngân hàng điều chỉnh cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Phần lớn các ngân hàng đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng trên mức 7%/năm. Thậm chí Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) còn huy động đến hơn 8%/năm với cùng kỳ hạn.
Lãi suất huy động cao nhất hệ thống đang thuộc về SCB với lãi suất niêm yết là 9,3%/năm cho tiền gửi trực tuyến, kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.
Tuy vậy, đây chỉ là bảng lãi suất niêm yết còn trên thực tế, lãi suất có thể có sự khác biệt tại mỗi chi nhánh.
Lãi suất huy động đã liên tục thiết lập mặt bằng mới trong vòng 1 tháng qua, trung bình tăng từ 1 - 2%/năm so với trước. Theo giới chuyên gia, từ nay đến cuối năm, lãi suất sẽ còn tiếp tục tăng nhằm hút tiền về, giảm áp lực lên thanh khoản phục vụ mùa kinh doanh cuối năm.
Người dân đổ xô rút tiền trước hạn để gửi vào ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn
Đơn vị: %/năm
Ngân hàng | 01 tháng | 03 tháng | 06 tháng | 09 tháng | 12 tháng | 13 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
ABBank | 3,65 | 4,00 | 5,60 | 5,70 | 6,20 | 8,80 | 6,00 | 6,00 | 6,30 |
Agribank | 4,90 | 5,40 | 6,10 | 6,10 | 7,40 | 7,40 | 7,40 | 7,40 | - |
Bắc Á | 6,00 | 6,00 | 7,60 | 7,60 | 8,00 | 8,10 | 8,20 | 8,20 | 8,20 |
Bảo Việt | 5,65 | 5,90 | 7,60 | 7,80 | 8,20 | 8,20 | 8,20 | 7,80 | 7,80 |
BIDV | 4,90 | 5,40 | 6,00 | 6,10 | 7,40 | 7,40 | 7,40 | 7,40 | 7,40 |
CBBank | 3,80 | 3,90 | 7,10 | 7,20 | 7,45 | 7,50 | 7,50 | 7,50 | 7,50 |
Đông Á | 6,00 | 6,00 | 7,00 | 7,10 | 7,60 | 8,00 | 7,90 | 7,90 | 7,90 |
GPBank | 5,00 | 5,00 | 7,20 | 7,30 | 7,40 | 7,50 | 7,50 | 7,50 | 7,50 |
Hong Leong | 4,00 | 5,00 | 6,00 | 6,00 | 6,00 | 6,00 | - | 6,00 | 6,00 |
Indovina | 5,60 | 5,90 | 6,80 | 6,90 | 7,80 | 7,90 | 8,00 | 8,20 | - |
Kiên Long | 6,00 | 6,00 | 7,00 | 7,00 | 7,50 | 7,60 | 7,75 | 7,75 | 7,75 |
MSB | - | 4,75 | 6,00 | 6,00 | 6,60 | 6,70 | 6,70 | 7,00 | 7,00 |
MB | 4,00 | 4,80 | 5,70 | 5,80 | 6,80 | 6,90 | 7,00 | 7,10 | 7,20 |
Nam Á Bank | - | - | 6,60 | 6,70 | 7,90 | - | 7,20 | - | 7,70 |
NCB | 5,00 | 5,00 | 7,35 | 7,40 | - | 7,60 | 7,70 | 7,80 | 7,80 |
OCB | 5,70 | 5,90 | 7,20 | 7,40 | 7,90 | 0,00 | 8,00 | 8,10 | 8,20 |
OceanBank | 5,50 | 6,00 | 7,20 | 6,60 | 7,60 | 7,10 | 7,70 | 7,20 | 7,20 |
PGBank | 6,00 | 6,00 | 8,20 | 8,20 | 8,50 | 8,50 | 8,50 | 8,10 | 8,10 |
PublicBank | 5,80 | 6,00 | 7,00 | 7,00 | 7,90 | - | 8,20 | 7,90 | 7,90 |
PVcomBank | 5,60 | 5,80 | 7,50 | 7,75 | 8,00 | 8,00 | 8,15 | 8,15 | 8,15 |
Saigonbank | 5,80 | 6,00 | 8,00 | 8,00 | 8,30 | 8,60 | 8,60 | 8,60 | 8,60 |
SCB | 6,00 | 6,00 | 6,40 | 6,70 | 8,80 | - | 8,80 | 8,80 | 8,80 |
SeABank | 5,70 | 5,70 | 6,00 | 6,30 | 6,60 | - | 6,80 | 6,90 | 7,00 |
SHB | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
TPBank | 5,80 | 6,00 | 6,60 | - | - | - | 6,90 | - | 7,40 |
VIB | 6,00 | 6,00 | 7,60 | 7,60 | - | - | 7,70 | 7,70 | 7,70 |
VietCapitalBank | 3,90 | 3,90 | 5,90 | 6,20 | 6,40 | - | 6,60 | 6,80 | 6,80 |
Vietcombank | 4,90 | 5,40 | 6,00 | 6,00 | 7,40 | - | - | 7,40 | 7,40 |
VietinBank | 4,90 | 5,40 | 6,00 | 6,00 | 7,40 | - | 7,40 | 7,40 | 7,40 |
VPBank | 3,70 | - | 5,50 | - | 6,20 | - | - | 6,00 | - |
VRB | - | - | - | - | 7,50 | 7,60 | 7,60 | 7,80 | 7,80 |
Đơn vị: %/ năm
Ngân hàng | 01 tháng | 03 tháng | 06 tháng | 09 tháng | 12 tháng | 13 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
ABBank | 3,85 | 4,00 | 5,80 | 5,90 | 6,20 | 6,20 | 6,00 | 6,00 | 6,30 |
Bắc Á | 6,00 | 6,00 | 7,70 | 7,70 | 8,10 | 8,20 | 8,30 | 8,30 | 8,30 |
Bảo Việt | 6,00 | 6,00 | 8,00 | 8,00 | 8,60 | 8,65 | 8,45 | 8,20 | 8,20 |
CBBank | 3,90 | 3,95 | 7,20 | 7,30 | 7,50 | 7,55 | - | - | - |
GPBank | 5,00 | 5,00 | 7,30 | 7,40 | 7,50 | 7,60 | 7,60 | 7,60 | 7,60 |
Hong Leong | 4,50 | 5,00 | 6,00 | 6,00 | 6,50 | 6,00 | - | - | - |
Kiên Long | 6,00 | 6,00 | 8,80 | 8,90 | 8,90 | 8,90 | 8,80 | 8,80 | 8,80 |
MSB | - | 5,75 | 7,60 | 7,60 | 8,00 | 8,20 | 8,20 | 8,50 | 8,50 |
Nam Á Bank | 4,75 | 4,90 | 7,60 | 7,60 | 8,00 | 8,00 | 8,40 | 8,40 | 8,40 |
OCB | 5,80 | 5,95 | 7,90 | 8,00 | 8,20 | 0,00 | 8,20 | 8,20 | 8,25 |
OceanBank | 5,50 | 6,00 | 7,20 | 6,80 | 7,60 | 7,30 | 7,70 | 7,20 | 7,20 |
PVcomBank | 6,00 | 6,00 | 7,90 | 8,15 | 8,40 | - | 8,75 | 8,75 | 8,75 |
SCB | 6,00 | 6,00 | 8,70 | 8,85 | 9,15 | 9,25 | 9,30 | 9,30 | 9,30 |
SHB | 3,80 | 4,00 | 6,60 | 6,70 | 6,90 | 6,90 | 7,00 | 6,60 | 6,70 |
TPBank | 6,00 | 6,00 | 7,00 | - | 7,40 | - | 7,55 | 7,55 | 7,55 |
VIB | 6,00 | 6,00 | 7,60 | 7,60 | - | - | 7,70 | 7,70 | 7,70 |
VietCapitalBank | 3,95 | 3,95 | 6,20 | 6,30 | 6,60 | - | 6,90 | 7,00 | - |
CAKE by VPBank | 5,00 | 5,00 | 8,20 | - | 8,30 | - | - | 8,50 | 8,50 |
Techcombank | 3,60 | 4,80 | 6,00 | 6,00 | 6,30 | - | 6,30 | 6,60 | 6,80 |
Vietcombank | 5,20 | 5,70 | 6,50 | 6,50 | 7,40 | - | - | 7,40 | 7,40 |
Như vậy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các ngân hàng tăng khiến lượng tiền đổ vào lưu thông giảm, tăng trưởng chậm lại, lạm phát có thể giữ ở mức thấp. Nhưng ngược lại, lãi suất cho vay tăng lên cũng khiến chi phí sản xuất đầu vào tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tín dụng; qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Xem thêm: Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng tháng 10/2022 mới nhất
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội