Hiểu đúng về trái phiếu doanh nghiệp: Tốt hay xấu?
Những thông tin tiêu cực về trái phiếu doanh nghiệp dạo gần đây khiến nhiều nhà đầu tư dần sinh ra cảm giác ngờ vực đối với kênh đầu tư này. Đặc biệt sau những sai phạm liên quan đến Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ nợ, được phát hành nhằm mục đích huy động vốn, vay nợ. Nói cách khác, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp thực là cho các doanh nghiệp phát hành vay tiền.
Khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư được gọi là trái chủ và được trả lợi tức thay vì chia lợi nhuận. Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không mấy tốt, trái chủ nhận vẫn có thể nhận về lãi trái phiếu.
Thêm một điểm cần lưu tâm nữa là khi doanh nghiệp bị phá sản, trái chủ và chủ nợ sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Sau cùng là cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Họ sẽ chỉ được trả nợ sau khi đã thanh toán xong tất cả các khoản nợ khác.
Nhờ đó, trái phiếu doanh nghiệp được xem là nổi trội hơn so với cổ phiếu, lợi tức cố định và được ưu tiên chi trả. Bên cạnh đó, giá trị khoản đầu tư cũng ít biến động vì giá trái phiếu không có sự điều chỉnh mạnh như giá cổ phiếu.
Đối với nhà đầu tư cổ phiếu (cổ đông), việc thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp được xây dựng trên tin thần “được ăn cả ngã về không”, “lời ăn lỗ chịu”. Thông qua góp vốn, cổ đông sẽ được chia lợi tức nếu như doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Ngoài ra, giá của cổ phiếu tăng cũng giúp nhà đầu tư có thể kiếm lời từ các hoạt động mua - bán cổ phiếu. Vậy nhưng trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu có thể sẽ bị giảm mạnh. Trong trường hợp bị phá sản, cổ động sẽ là người được hoàn trả cuối cùng.
Trái phiếu đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm tiền mặt mà không phải vay ngân hàng, bán cổ phần (phát hành thêm cổ phiếu) hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư mạo hiểm.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư cá nhân, sinh lời hiệu quả. Thế nhưng, đi kèm với khả năng sinh lời là những rủi ro tiềm ẩn. Không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục tiêu gọi vốn đã phá sản ngay sau đó và không có khả năng cả vốn lẫn lãi cho nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để kiểm soát rủi ro khi đầu tư, nhất là với những ai mới tham gia đầu tư trái phiếu, chưa hiểu sâu về nghiệp vụ phân tích tài chính.
Để tăng độ an toàn, nhà đầu tư nên mua trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu, có lịch sử phát triển bền vững. Thông thường, lãi suất trái phiếu do các đơn vị này phát chỉ cao hơn từ 1 đến 2%/năm so với lãi suất tiết kiệm, vậy nhưng lại được cho là tương đối an toàn cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm.
Nhà đầu tư nên đặc biệt cẩn trọng với những trái phiếu không minh bạch, thông tin về tổ chức phát hành còn mập mờ,... Lãi suất chào trái phiếu càng cao là dấu hiệu cho thấy trái phiếu đó có rủi ro tiềm ẩn càng lớn.
Xem thêm: Trái phiếu: Trao niềm tin để nhận lại sự “hụt hẫng”
Nhìn dài hạn, trái phiếu được đánh giá là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và là kênh đầu tư hấp dẫn cho bất cứ ai. Dễ thấy nhất là ở thị trường Việt Nam.
Cụ thể cấu trúc vốn cho nền kinh tế trong năm 2021 như sau: vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47% vốn huy động từ thị trường cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng và thông qua việc bán cổ phiếu theo nhiều hình thức khác chiếm khoáng 3,2%; 21,5% là thông qua thị trường trái phiếu. Theo chiến lược tài chính của Chính phủ, dư nợ trái phiếu và trái phiếu doanh nghiệp cần phải đạt 47% và 20% vào năm 2-25; tiến tới tăng lên 58% và 25% GDP vào năm 2023.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới hình thành ở nước ta từ năm 2000 và chính thức ghi nhận sự khởi sắc từ năm 2011. Thời điểm này, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam tăng từ 4,1% GDP năm 2021 lên mức 14,8% năm 2021. Mặc dù vậy, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp vẫn là chủ yếu là các tổ chức tín dụng (gần 30%) và chỉ khoảng 8,36& là nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên số nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp lại chiếm tới 25 - 30%. Điều này thể hiện, thị trường Việt đang rất tiềm năng, có nhiều dư địa để phát triển và được nhiều nhà đầu tư cá nhân quan tâm. Bên cạnh đó, các khung pháp lý đã bắt đầu hoàn thiện, tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu được “thanh lọc”, nhà đầu tư cảm thấy an toàn và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Thêm nữa, khi chi phí vốn vay ngân hàng đang ngày một tăng, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn do tình hình chính sách tiền tệ thắt chặt, đi kèm là việc chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thị trường trái phiếu, hứa hẹn trong tương lai sẽ giúp kênh đầu tư này tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng thời, đây cũng là một kênh đầu tư triển vọng, có khả năng trung hòa rủi ro và khả năng sinh lời của hai kênh đầu tư hàng đầu thị trường tài chính là cổ phiếu và gửi tiết kiệm.
Trên đây là những thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và những thông tin đi kèm liên quan đến kênh đầu tư này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về trái phiếu doanh nghiệp, nhờ đó có những phân tích toàn diện nhất, giúp bạn đưa ra những kinh nghiệm đầu tư sáng suốt.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội