Cổ phiếu Masan: Đánh giá tính triển vọng của cổ phiếu hàng đầu ngành bán lẻ
Cổ phiếu Masan là mã cổ phiếu đứng đầu của thị trường chứng khoán Việt, đóng vai trò dẫn dắt thị trường chung. Với quy mô hoạt động lớn, tiềm năng tăng trưởng cao, cổ phiếu này đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Để hiểu rõ hơn về cổ phiếu nãy, hãy cùng tham khảo những thông tin Momi tổng hợp dưới đây!
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ. Công ty được thành lập vào tháng 11/2004 với tên gọi Công ty cổ phần Hàng hải Ma San. Vào tháng 8/2009 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group Corporation). Tháng 7/2015, công ty chính thức thay đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Mặc dù chính thức được thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, các công ty con và các công ty tiền nhiệm thì Masan Group đã hoạt động từ khá lâu trước đó (1996). Nói cách khác, Masan đã có tới hơn 25 năm hoạt động trên thị trường.
Một số sản phẩm tiêu biếu của Masan
Đồng hành cùng với sự thay đổi của đất nước, Masan theo đó cũng chuyển đổi loại hình kinh doanh của mình thêm phần đa dạng hơn, bên cạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh các sản phẩm có thương hiệu, Masan Group cũng đã phát triển hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ tích hợp xuyên suốt từ online đến offline, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Các lĩnh vực kinh doanh của Masan:
Hiện Masan có 3 công ty con gồm: Công ty cổ phần Tầm nhìn Masan; Công ty TNHH MasanConsumerHoldings; Công ty cổ phần Masan Nutri - Science. Công ty liên kết có Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với tỷ lệ sở hữu là 14,91%.
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan niêm yết thành công tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vào ngày 5/11/2009 với mã chứng khoán là MSN.
Thông tin cơ bản về cổ phiếu Masan (cập nhật ngày 23/12/2022):
Sau khi chính thức được niêm yết trên Sàn HSX vào năm 2009, cổ phiếu Masan giữ vững nhịp tăng trưởng ổn định qua mỗi kỳ. Đến tháng 9/201, cổ phiếu này có sự đảo chiều và đi theo chiều hướng giảm dần. Thị giá MSN không có quá nhiều sự biến động cho đến tháng 7/2017. Sau thời điểm này, cổ phiếu Masan bật tăng trở lại và trải qua quãng thời gian đầy biến động. Tuy nhiên vẫn giữ vùng nhịp tăng.
Nhìn từ biểu đồ lịch sử giá chứng khoán Masan có thể thấy, giai đoạn 2020 - 2021 là năm cổ phiếu Masan có sự trầm lắng nhất, có xu hướng đi xuống giống như giai đoạn trước năm 2017. Tuy vậy, nhịp phục hồi lại trở lại khá nhanh vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Đến phiên 1/4/2022, cổ phiếu Masan đã xác lập mức giá kỷ lục là 170.000 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh), cao hơn rất nhiều lần so với so với thời điểm mới chào sàn.
Cổ phiếu Masan có sự biến động mạnh về giá trong năm 2022
Cổ phiếu Masan nhận được giới đầu tư đánh giá cao bởi những lợi thế về vị thế, quy mô, khả năng tăng trưởng,...
Tập đoàn Masan là một tập đoàn đa ngành với giá trị vốn hoá lớn. Các ngành nghề kinh doanh của Masan trải rộng trên mọi lĩnh vực đời sống, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đưa ra của người tiêu dùng. Theo đó, những triển vọng trong kinh doanh của Masan là vô cùng lớn.
Masan cổ phiếu cũng là mã chứng khoán hàng đầu của thị trường chứng khoán Việt, nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip được giới đầu tư đặc biệt quan tâm. MSN nằm trong nhóm 30 cổ phiếu có giá trị vốn hoá và thanh khoản cao nhất hiện. Những biến động về giá của cổ phiếu Masan theo đó cũng gây tác động mạnh đến các chỉ số chung của thị trường.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 vừa được Masan công bố, doanh thu thuần trong quý của Tập đoàn này đạt 19.523 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 11% so với cùng kỳ, còn 5.424 tỷ đồng.
Sau khi đã trừ đi các chi phí và khoản lỗ 54 tỷ đồng, Masan ghi nhận lãi trước thuế là 841 tỷ đồng (giảm 47%) trong đó lãi phân bổ cho chủ sở hữu công ty là 543 tỷ đồng (giảm 53%).
Luỹ kế 9 tháng, Masan đạt doanh thu thuần là 55.546 tỷ đồng (giảm 14% so với cùng kỳ); lãi sau thuế đạt 3.951 tỷ đồng (tăng 32%) và lãi ròng là 3.120 tỷ đồng (tăng 47%).
Doanh thu của Masan sụt giảm được xác định là do doanh nghiệp này đã ngừng một số hạng mục kinh doanh của mình, cụ thể là thức ăn chăn nuôi (dừng từ tháng 11/2021). Điểm sáng kinh doanh của Masan trong năm 2022 đến từ việc mở mới loạt cửa hàng Winmart+, với doanh thu 9 tháng là 14.730 tỷ đồng và quý 3 là 5.209 tỷ đồng (tăng 11,5% và 16,4% so với cùng kỳ). Siêu thị Winmart cũng ghi nhận doanh thu 7.046 tỷ đồng trong 3 quý, riêng quý 3 đạt 2.337 tỷ đồng (lần lượt tăng 6% và 20,2% so với năm trước).
Với những kết quả triển vọng như trên, có thể nhận định rằng triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu Masan là vô cùng lớn. Mặc dù vậy, so với những dự kiến ban đầu giá trị tăng trưởng của cổ phiếu Masan có thể sẽ không quá bùng nổ. Điều này ảnh hưởng lớn bởi những yếu tố khách quan: thị trường không quá thuận lợi do người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu. Thêm nữa, tình hình kinh tế trong nước và toàn cầu đang bấp bênh do bị ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái toàn cầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cổ phiếu Masan và những nhận định, đánh giá về tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu này. Hy vọng với những chia sẻ trên, nhà đầu tư sẽ có những cái nhìn toàn diện hơn về cổ phiếu này và đưa ra những hướng đầu tư phù hợp.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội