Chứng chỉ quỹ và quỹ mở: Có gì khác nhau? Làm rõ các khái niệm chứng chỉ quỹ và quỹ mở

Quyên Ngô-09:17 14/07/2022

Với nhà đầu tư lâu năm, chứng chỉ quỹ và quỹ mở không còn là khái niệm quá mới mẻ thế nhưng với những ai mới gia nhập thị trường đầu tư, hai thuật ngữ trên vẫn còn tương đối xa lạ. Để hiểu hơn về chứng chỉ quỹ và quỹ mở, hãy theo dõi những giải đáp dưới đây từ Momi!

Định nghĩa chứng chỉ quỹ và quỹ mở

Chi tiết về chứng chỉ quỹ

Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định cụ thể như sau:

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

Về bản chất, chứng chỉ quỹ có phần tương tự như cổ phiếu khi đều có giá trị xác nhận quyền sở hữu, quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư với phần vốn góp của mình (ở đây là trong quỹ đại chúng). Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư khác nhau với mục tiêu chung là đầu tư và sinh lời. Tuy vậy, khác với cổ phiếu, trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư không được đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào thay vào đó mọi quyền hành từ quản lý, phân bổ nguồn vốn và giám sát quỹ sẽ do đơn vị phát hành quỹ thực hiện.

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là gì?

Chi tiết về quỹ mở

Khoản 30 Điều 6 Luật hợp nhất luật chứng khoán số 27/VBHN-VPQH đã quy định cụ thể như sau:

Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Chi tiết hơn, quỹ mở là quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư với mục tiêu chính là sinh lời. Quỹ chịu sự quản lý của các công ty quản lý quỹ - người thay mặt các nhà đầu tư điều hành quỹ thực hiện các chiến lược đầu tư.

Quỹ mở không có kỳ hạn cố định và cũng không bị giới hạn về quy mô. Số lượng chứng chỉ quỹ mở phát hành ra thị trường sẽ tùy thuộc vào số lượng người muốn tham gia quỹ. Ngoài ra, khi nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn, đơn vị quản lý quỹ sẽ có trách nhiệm mua lại những chứng chỉ quỹ đó.

Ưu điểm lớn khi đầu tư quỹ mở đó chính là khả năng linh hoạt trong giao dịch, mua bán chứng chỉ quỹ, tính thanh khoản cao, danh mục đầu tư đa dạng. Hơn hết, quỹ được quản lý bởi những chuyên gia tài chính hàng đầu, giúp phân bổ nguồn vốn hợp lý nhằm mang đến nguồn lợi tối ưu cho các nhà đầu tư.

Mối quan hệ của chứng chỉ quỹ và quỹ mở là gì?

Về mối quan hệ giữa chứng chỉ quỹ và quỹ mở có thể nhận thấy, chứng chỉ quỹ ở đây đóng vai trò như “giấy chứng nhận” tham gia quỹ của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào quỹ mở. Số lượng chứng chỉ quỹ càng lớn, quyền hưởng lợi nhuận của nhà đầu tư càng cao đặc biệt trong trường hợp quỹ mở hoạt động hiệu quả.

Mối quan hệ của chứng chỉ quỹ và quỹ mở

Tồn tại mối quan hệ giữa chứng chỉ quỹ và quỹ mở

Chứng chỉ quỹ mở cũng được phân ra làm nhiều loại khác nhau dựa trên đặc thù và chiến lược đầu tư của quỹ: quỹ trái phiếu (tập trung vào đầu tư trái phiếu), quỹ cổ phiếu (tập trung vào đầu tư các loại cổ phiếu) và quỹ cân bằng (đầu tư cả trái phiếu và cổ phiếu, linh động tỷ lệ theo biến động thị trường).

Ngoài ra, trên thị trường cũng tồn tại các loại chứng chỉ quỹ khác bao gồm: chứng chỉ quỹ đóng (áp dụng với những quỹ đóng) và chứng chỉ quỹ ETF (dùng cho quỹ ETF),... Cần phân biệt rõ ràng giữa các loại chứng chỉ quỹ để có thể đầu tư hợp lý và mang về nguồn lợi lớn nhất.

Có nên đầu tư chứng chỉ của quỹ mở không?

Kitten

This is an image

Quỹ mở luôn được đánh giá là kênh đầu tư lý tưởng dành cho những ai đang sở hữu nguồn tiền “nhàn rỗi” đủ lớn, có nhu cầu tìm hiểu về đầu tư và muốn theo đuổi chiến lược đầu tư dài hạn. Đặc biệt, đầu tư chứng chỉ quỹ mở còn mang đến sự an tâm cho nhà đầu tư khi:

  • Quỹ được giám sát chặt chẽ bởi các đơn vị lớn, hoạt động độc lập với đơn vị quản lý quỹ: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các đơn vị ngân hàng giám sát. Quy định mở quỹ, quản lý quỹ cũng rất ngặt nghèo nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho nhà đầu tư.
  • Các hoạt động của quỹ mở đều được công bố rõ ràng và minh bạch tới các nhà đầu tư. Theo đó, chiến lược đầu tư và quyết sách phân bổ nguồn vốn cũng được nêu rõ trong điều lệ quỹ và bản cáo bạch.
  • Quỹ mở cho phép nhà đầu tư được bỏ vốn vào nhiều kênh đầu tư khác nhau với số vốn ban đầu không quá lớn. Khả năng phân tán rủi ro của quỹ theo đó cũng được nâng cao, giảm thiểu những thua lỗ không mong muốn mà nhà đầu tư phải chịu khi có bất kỳ biến động nào xảy ra.
  • Trong các trường hợp phát sinh sự cố buộc chứng chỉ quỹ phải ngừng giao dịch, đánh quỹ bị giải thể, đại hội nhà đầu tư sẽ có quyền chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập nhằm đánh giá hoạt động thanh lý, thẩm định phân chia tài sản quỹ cho các nhà đầu tư. Phía công ty quản lý quỹ chỉ có trách nhiệm thực hiện theo phương án đã thông qua.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng chỉ quỹ và quỹ mở, phân biệt và làm rõ mối quan hệ giữa hai thành tố này. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp, giúp tối ưu hóa nguồn vốn và lợi nhuận từ chứng chỉ quỹ mà mình đã đầu tư.

Hashtag:

#chứng_chỉ_quỹ
#đầu_tư

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay