Về cơ bản, nếu chỉ ở thể nhẹ trẻ bị chân tay miệng sẽ được chỉ định để tự điều trị tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy vậy, việc điều trị tại nhà cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc căn bản. Dưới đây là những cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn, khoa học, mang lại hiệu quả vượt trội.
Điều trị theo triệu chứng - Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà khoa học theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra và hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cách trị tay chân miệng tại nhà chủ yếu đến từ việc giải quyết các triệu chứng và điều trị tích cực để duy trì chức năng sống cho những trường hợp diễn tiến nặng, đặc biệt khi bệnh nhân có hiện tượng suy tuần hoàn, suy hô hấp:
- Hạ sốt: đối với trường hợp bị sốt cần tiến hành hạ sốt bằng thuốc (acetaminophen, paracetamol). Đối với trường hợp sốt cao trên 38.5 độ cần theo dõi liên tục, kéo dài để đưa đi khám bác sĩ kịp thời.
- Bù nước và điện giải: cách chữa tay chân miệng tại nhà quan trọng nhất đó chính là bù nước và điện giải cho các trường hợp bị bệnh, nhất là với trường hợp bị tiêu chảy, mất nước. Ba mẹ có thể sử dụng các loại dược phẩm như: oresol, hydrite,...
- Điều trị trường hợp bị loét miệng, phỏng nước: vệ sinh khoang miệng trước và sau bữa ăn bằng dung dịch glycerin borat; các loại gel rơ miệng có công dụng giảm đây và sát khuẩn. Qua đó giúp trẻ đỡ đau và ăn uống dễ dàng hơn.
- Theo dõi các biến chứng: tay chân miệng nếu chuyển biến xấu có thể xuất hiện các biến chứng không mong muốn và đó chính là điều mà ba mẹ cần đặc ý khi áp dụng cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Các biến chứng thường gặp như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,... Nếu bắt gặp trường hợp trẻ bị sốt cao liên tục, lên cơn co giật, nôn ói,... cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà khoa học
Thông thường sau khoảng từ 7 - 10 ngày kể từ ngày khởi phát, bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ có dấu hiệu dần phục hồi. Đồng nghĩa cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà ba mẹ áp dụng đã phát huy công dụng hiệu quả. Tiếp theo ba mẹ cần bồi bổ và cách ly ít ngày để bé hoàn toàn hồi phục, đồng thời ngăn chặn các nguy cơ lây lan, tái phát bệnh ở bé. Trong trường hợp đang điều trị tại nhà mà phát sinh bất cứ triệu chứng bất thường nào, cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà và chế độ dinh dưỡng giai đoạn điều trị
Bên cạnh, việc áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, ba mẹ và người thân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị chân tay miệng, đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé:
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dạng lỏng mà trẻ thích.
- Hạn chế các món cay, nóng, hoặc quá cứng.
- Cẩn trọng trong quá trình cho bé ăn, tránh đụng chạm đến các vết loét vì có thể khiến bé bị đau và sợ ăn hơn.
- Bổ sung thêm vitamin và tăng cường đề kháng cho trẻ bằng cách cho các con uống nước ép hoa quả tươi.
- Với trường hợp trẻ vẫn đang bú mẹ nên hạn chế số lần và thời lượng cho bú.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh: ba mẹ hoặc người chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà phải đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh, đeo găng tay và rửa sạch tay với xà phòng sau khi chăm sóc trẻ. Ngoài ra cũng nên chú ý sát khuẩn quần áo, đồ dùng, vật dụng mà bé thường tiếp xúc để phòng trường hợp bệnh lây lan cũng như để tạo lập môi trường vệ sinh nhất, giúp thúc đẩy việc phục hồi của bé.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt có thể hạ sốt cho bé bằng cách lau mát để hạ nhiệt, dùng oresol. Nếu sốt quá cao có thể dùng thuốc paracetamol, tuy nhiên nên chú ý về liều lượng. Nếu tình hình sốt không thuyên gian cần cho đi khám ngay.
Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà và chế độ dinh dưỡng giai đoạn điều trị
Một số cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ hiệu quả ba mẹ có thể áp dụng
Ngoài cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà theo những chỉ định như trên, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tay chân miệng cho bé dưới đây:
- Uống nước dừa để bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải
- Sử dụng cúc dại để điều trị nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến các triệu chứng tay chân miệng: ho, cảm lạnh, nhiễm trùng, hô hấp,...
- Xông tinh dầu oải hương, tinh dầu chanh để khử trùng và kháng virus, giúp bé ngủ ngon hơn và thúc đẩy phục hồi da.
- Sử dụng rễ cam thảo là phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả với công hiệu kháng virus cao. Ba mẹ chỉ cần đun sôi rễ cam thảo và lọc lấy nước, hòa cùng một chút mật ong rồi cho bé uống. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại thảo mộc này quá liều.
- Cho bé súc miệng với nước muối ấm đều đặn để giảm đau do mụn nước và lở miệng cũng như để thúc đẩy phục hồi da. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể pha chút muối Epsom vào nước tắm cho con để làm giảm phát ban ở trẻ.
- Đưa tỏi vào khẩu phần ăn hoặc uống (dưới dạng thuốc hoặc trà thảo dược) để bé mau lành bệnh hơn.
Một số cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ hiệu quả
- Súc miệng bằng giấm táo cũng là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả trong việc tăng số lượng bạch cầu chống lại virus, đồng thời làm dịu đau ở cổ họng và khoang miệng.
- Ép nước lô hội cho bé uống hoặc bôi gel lô hội lên các vết mẩn đỏ, mụn nước của trẻ để làm dịu các vết mụn gây đau, ngứa.
Trên đây là hướng dẫn cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả dành cho trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh của con, giúp các bé sớm phục hồi, khỏe mạnh và tươi vui.