Cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn đơn giản và hiệu quả
Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc phải nếu bạn chưa từng bị tay chân miệng trước đây hoặc hệ miễn dịch của cơ thể bạn không thể chống lại virus gây bệnh. Đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào và cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn ra sao đều là điều không phải ai cũng nắm được. Vậy hãy cùng Momi đi tìm câu trả lời ngay nhé!
Trong khi trẻ em thường biểu hiện một số triệu chứng của bệnh một cách tương đối rõ ràng thì người lớn thường không xuất hiện các triệu chứng. Ở những ngày đầu, các triệu chứng của bệnh thường không quá rõ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thường thấy khác. Sau 3-6 ngày nhiễm virus, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ và đau rát ở cổ họng. Những ngày này người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng chán ăn, ăn gì cũng không thấy ngon miệng. Người mắc bệnh có thể bị bệnh đường ruột và luôn có cảm giác bồn chồn khó chịu. Những dấu hiệu này thường bị bỏ qua vì nó gần với những biểu hiện mệt mỏi của con người khi làm việc quá sức hay căng thẳng.
Khoảng thời gian 3-6 ngày chính là thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở người lớn. Sau khi bị sốt, các vết loét có thể xuất hiện và phát triển trong miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Các vết loét này được gọi là herpangina, xuất hiện dưới dạng các đốm thường nằm ở sâu trong khoang miệng và có thể lan ra bàn tay, cánh tay, bàn chân, đùi, mông, bộ phận sinh dục, bụng và lưng của người bệnh.
Đặc biệt với những nốt ở trong miệng, chúng rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng dẫn đến việc chậm chữa trị khiến bệnh càng thêm nặng. Đặc điểm của bệnh lở loét miệng là trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng bỏng nước, lúc nó vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét trong miệng. Loét miệng tạo thành những đốm đỏ phát triển bên trong vết nhiệt miệng màu vàng.
Một số trường hợp chỉ nổi ban nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi. Các nốt ban do bệnh tay chân miệng gây ra thì hơi khác, nốt thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt. Các nốt ban có kích thước từ 2 - 5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Biểu hiện thời gian ủ bệnh bệnh chân tay miệng ở người lớn
Nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu đi, những dấu hiệu mắc bệnh có thể thấy đó là từ sốt nhẹ thành sốt cao trên 39 độ, liên tục dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày và rất khó để làm người bệnh hạ sốt. Người mắc bệnh có thể bị nôn ói nhiều, sốt li bì và run rẩy tay chân, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng và suy hô hấp.
Đây là những biểu hiện nguy hiểm, bạn nên đến bệnh viện để chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ thay vì tiếp tục chăm sóc ở nhà. Bên cạnh đó, các biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, hoặc có những trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời đã dẫn đến tử vong.
Cũng giống như trẻ em, khi bị bệnh cũng nên có cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn sao cho phù hợp với từng giai đoạn và từng triệu chứng
Thời gian bệnh chân tay miệng phát triển mạnh ở người lớn
Bệnh tay chân miệng thường dễ lây qua 2 đường đó là tiêu hóa (trực tiếp) và đường hô hấp (gián tiếp). Loại virus gây bệnh sẽ tồn tại trong tuyến nước bọt, dịch sổ mũi - hắt hơi, sổ mũi, phân, niêm mạc, ... Đặc biệt, khi loại virus này phát tán ra ngoài có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nhiệt độ phòng và thường bám trên các đồ dùng, sàn nhà, ly chén, đồ chơi, khăn, quần áo...
So với trẻ em, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm hơn. Nếu sử dụng cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, có thể đe dọa tính mạng.
Bệnh chân tay miệng ở người lớn
Xem thêm: Những lý do khiến bệnh chân tay miệng ở trẻ em trở nên nguy hiểm
Khi đã bị mắc bệnh tay chân miệng bạn cần phải biết cách điều trị để bệnh nhanh khỏi và hạn chế lây lan cho nhiều người. Tuy nhiên bệnh tay chân miệng là loại bệnh do virus gây ra nên thường sẽ không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có phương pháp điều trị để giúp giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh mà thôi. Cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn thông thường áp dụng các biện pháp như sau:
Thuộc hạ nhiệt: Khi người bệnh có dấu hiệu cao từ 38,5 độ trở lên cần dùng ngay thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt và giúp giảm đau hiệu quả.
Sau đó cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Đối với trẻ nhỏ thì bạn có thể cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrite).
Cần súc miệng với nước muối ấm. Bạn pha dung dịch muối loãng theo tỉ lệ ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm.
Ngoài việc uống thuốc kháng acid thì bạn cũng nên dùng thêm các loại gel bôi gây tê để giảm đau từ các vết loét miệng.
Nên uống nhiều chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại nước ngọt, nước trái cây,... vì hàm lượng axit trong các loại thức uống này sẽ làm đau rát các vết lở loét trên da.
Trên đây là những thông tin hữu ích về các dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ gia đình mình khỏi căn bệnh này một cách tốt nhất.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội