Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh - Bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời

Quyên Ngô-09:35 21/06/2022

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh được nhận định là một bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau đó. Tuy vậy, vẫn không thể tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, đúng cách. Hãy cùng Momi tìm hiểu biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, cách chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả cho nhóm bệnh nhân đặc biệt này bạn nhé!

Độ tuổi nào thường dễ bị mắc tay chân miệng? Trẻ sơ sinh có bị bệnh tay chân miệng không?

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em, có cơ chế lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi, tập trung mạnh ở các bé dưới 5 tuổi. Đặc biệt bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là một trong những mối lo hàng đầu đối với các gia đình có con nhỏ.

Trẻ sơ sinh có bị bệnh tay chân miệng không

Trẻ sơ sinh có bị bệnh tay chân miệng không?

Theo nghiên cứu, bệnh tay chân miệng có triệu chứng nghiệm trọng hơn ở những trường hợp nhỏ tuổi, đề kháng còn yếu như trẻ sơ sinh. Do đó, chăm sóc trẻ sơ sinh bị chân tay miệng là một trong những kiến thức hàng đầu mà ba mẹ cần nắm rõ để chủ động hơn khi bé nhà mình bị mắc bệnh.

Hiện tượng chân tay miệng ở trẻ sơ sinh được biểu hiện như thế nào?

Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm do tiếp xúc gần với người bệnh (thông qua đường hô hấp: ho, hắt hô, nước bọt hoặc dịch từ bế loét phỏng của người bệnh,...). Đặc biệt, theo các bác sĩ, giai đoạn gây lây lan bệnh nhanh nhất là trước khi các triệu chứng xuất hiện. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện và cách ly kịp thời đối với các trường hợp bé sơ sinh bị tay chân miệng.

Một số triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh được xác định như sau:

  • Xuất hiện các vết phồng rộp trên da. Có thể đi kèm với đau họng, đau bụng và sốt trước đó
  • Một vài ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên, miệng bé sẽ xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và trong khoang miệng. Các đốm đỏ này dần lớn hơn và chuyển sang dạng mụn nước, đồng thời đổi sang màu vàng xám có viền đỏ.
  • Trên tay, chân, ngón tay/chân, lòng bàn tay/chân cũng xuất hiện những đốm đỏ gây ngứa. Các đốm đỏ này có hình dạng tương tự như các nốt phát ban đỏ dạng bỏng nước, sau lan dần xuống mông và bẹn của trẻ sơ sinh.
  • Chân tay miệng ở trẻ sơ sinh cũng đồng thời gây ra hiện tượng biến ăn, chán ở trẻ - có thể do ảnh hưởng của những mụn nước trong miệng.

Hiện tượng chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh ba mẹ nên đặc biệt lưu ý

Như đã nói, hiện tượng chân tay miệng ở trẻ sơ sinh thường không quá rõ trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, nếu thăm khám bước đầu các bác sĩ sẽ hỏi qua về các triệu chứng của bé và kiểm tra tình trạng vết loét, phát ban (trong trường hợp trẻ đã biểu hiện các triệu chứng tay chân miệng rõ hơn). Ngoài ra, đối với một số trường hợp, cần tiến hành làm một vài xét nghiệm virus chuyên sâu hơn thông qua máu hay mẫu phân của trẻ để thêm chắc chắn.

Đối với trẻ sơ sinh bị chân tay miệng, quá trình phục hồi có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Trong lúc này, trẻ sẽ gặp phải một số trở ngại trong sinh hoạt, quấy khóc do triệu chứng bệnh gây nên. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho mẹ:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn ra cho bé, tăng tần suất ăn trong ngày
  • Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh đồ cay nóng hoặc quá cứng vì có thể khiến bé đau và sợ ăn
  • Đối với bé đang bú mẹ, cần giảm tần suất cho bú trong ngày
  • Bổ sung thêm nước cho bé
  • Có thể sử dụng gel để làm dịu các vết mụn phỏng nước trong miệng bé. Đặc biệt nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại gel nào
  • Điều trị theo triệu chứng của bé, giảm sốt với thuốc, dược phẩm (paracetamol hoặc ibuprofen) theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ
  • Bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất cho bé bằng cách cho trẻ uống nước ép trái cây
  • Tắm rửa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương các vùng da của bé hay làm vỡ các mụn nước vì có thể gây rò rỉ dịch lỏng, gây nhiễm trùng
  • Cách ly trẻ khỏi các khu vực đông người: khu vui chơi, nhà trẻ,... để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Những dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh diễn tiến nặng, cần đi khám ngay

Trường hợp bệnh tình của trẻ diễn tiến nặng cần nhập viện gấp

Trường hợp bệnh tình của trẻ diễn tiến nặng cần nhập viện gấp

Đa phần các trường hợp trẻ bị nhiễm tay chân miệng đều được chỉ định để điều trị tại nhà và có thể tự khỏi chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau đó. Tuy vậy, vẫn không thể tránh được các trường hợp xảy ra trở nặng hoặc xảy ra biến chứng. Lúc này, ba mẹ phải đưa con thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh báo hiệu nguy cơ biến chứng như sau:

  • Quấy khóc nhiều ngày
  • Sốt cao liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt từ 2 ngày trở lên (lớn hơn 38 độ C đối với bé dưới 3 tháng tuổi, trên 39 độ C đối với trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi)
  • Tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm
  • Tay chân lạnh, lừ đừ, uể oải
  • Các mụn nước rỉ mủ màu vàng, da sưng đau, nóng đỏ - Đây là báo hiệu rõ nhất của hiện tượng nhiễm trùng thứ cấp.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở hầu hết các bé. Vì vậy, ba mẹ cần trang bị thêm các kiến thức về biểu hiện bệnh, cách chăm sóc và điều trị tay chân miệng để giúp bé hồi phục nhanh hơn, hạn chế tối đa các biến chứng xấu của bệnh.

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay