Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng bị tái phát lại không?

Nguyễn Ngọc Mai-10:28 19/07/2022

Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2, tuy nhiên trên thực tế, tình trạng tái phát bệnh tay chân miệng ở trẻ ngày càng tăng và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy tại sao bệnh tay chân miệng ở trẻ lại có khả năng tái phát, cùng đọc bài viết dưới đây để lý giải nguyên nhân tại sao và cách phòng tránh nhé!

Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tái phát nhiều lần?

Siêu vi đường ruột là một loại siêu vi có rất nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác. Trong tất cả các chủng gây bệnh tay chân miệng ở trẻ gồm có các chủng là: chủng A, chủng B, chủng C và trong các chủng đó thì nhóm Enterovirus 71 (EV71) thuộc chủng A là có thể gây biến chứng. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một chủng nhất định. Đây chính là lý do trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ. Chính vì vậy, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần và biểu hiện bệnh lần sau có thể giống hoặc khác với lần trước.

Virus bệnh tay chân miệng là một loại siêu vi có nhiều chủng khác nhau

Virus bệnh tay chân miệng là một loại siêu vi có nhiều chủng khác nhau

Nên làm gì khi bệnh tay chân miệng ở trẻ bị tái phát lại một lần nữa

Trên thực tế, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng tương tự (thủy đậu, zona). Do đó lúc này việc chuẩn đoán chính xác là điều cần thiết để có phương pháp điều trị bệnh.

Nếu bệnh tay chân miệng ở trẻ tái phát một lần nữa, dù triệu chứng nặng hay nhẹ cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở Y tế để có sự trợ giúp từ bác sĩ. Mặt khác, ba mẹ có thể sử dụng các biện pháp điều trị làm giảm triệu chứng giống những lần bị bệnh trước. Và tuyệt đối ba mẹ cần lưu ý không tự ý điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ bằng kháng sinh. Tình trạng này phát sinh bởi virus, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng đối phó tốt với những tình trạng nhiễm khuẩn.

Biểu hiện của tay chân miệng triệu chứng giống bệnh thủy đậu

Biểu hiện của tay chân miệng triệu chứng giống bệnh thủy đậu

Phòng tránh tái phát bệnh tay chân miệng ở trẻ

Rửa tay thường xuyên

Đối với cha mẹ

Một trong những cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là tay. Thói quen rửa tay cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng đáng kể.

Đặc biệt, ba mẹ nên rửa tay trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh cũng như thay tã cho trẻ. Đồng thời, hãy cố gắng bỏ thói quen đưa tay chạm vào mặt, mắt, mũi hay miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Đối với trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Do đó, bên cạnh việc nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên ngay từ bây giờ. Dạy trẻ cách che miệng, che mũi khi hắt hơi hoặc kho vào khăn giấy dùng 1 lần.

Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên

Hầu hết trẻ nhỏ đều có xu hướng đưa đồ chơi lên miệng gặm, đây cũng là lý do phổ biến khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ xảy ra. Vì vậy, ngoài việc tập cho trẻ bỏ thói xấu này, ba mẹ còn cần:

  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ với nước ấm và xà phòng thường xuyên.

  • Sử dụng các loại máy tiệt trùng bằng tia UV để tiệt trùng đồ chơi cho trẻ

  • Đối với thú nhồi bông, đem phơi nắng như một biện pháp khử trùng tự nhiên.

  • Nên giặt chăn, bao gối cũng như drap giường ít nhất một lần mỗi tuần.

Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục hoàn toàn, không nên gắng sức

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có một bộ tiêu hóa khỏe mạnh

  • Ăn uống khoa học, lựa chọn các thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi

  • Ăn nhiều hoa quả, uống nước chanh, cam,... để bổ sung Vitamin C tăng sức đề kháng

  • Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, Vitamin C và kẽm dạng kẹo dành cho trẻ em để bổ sung thêm theo đúng liều lượng và cách dùng

Vệ sinh môi trường sống

  • Ngoài việc rửa tay sạch sẽ và khử khuẩn đồ chơi cũng nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên như tay nắm cửa, bàn ghế, đồ dùng, vật trang trí trong nhà

  • Sử dụng thêm máy lọc không khí hoặc điều hòa có chế độ lọc không khí để không khí trong lành giúp bé dễ thở hơn.

Qua bài viết này, Momi tin chắc rằng ba mẹ đã có thêm một kiến thức vô cùng quan trọng để nhận thức được việc không nên chủ quan đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ, cũng như luôn ở trong trạng thái phòng bệnh hơn chữa bệnh để hạn chế khả năng tái phát nhiều lần của bệnh.

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay