Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Nguyễn Ngọc Mai-03:36 15/07/2022

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn đường ruột (A16, EV71) gây ra, xảy ra nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh ngày càng trở lên phổ biến với biểu hiện là tổn thương ở da gây nên nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như ngày càng nhiều các số ca mắc phải nhập viện. Vậy bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, bệnh tay chân miệng có các cấp độ như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Do các bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn khá yếu nên là đối tượng dễ bị virus tấn công. Tuy nhiên, bất kể những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm khi chẳng may tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào. Một vài trường hợp người bệnh không có triệu chứng bộc phát ra bên ngoài, nhưng vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Đặc biệt hơn cả, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nguy cơ truyền virus sang cho thai nhi ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Vì vậy, cần phải chủ động phòng tránh bệnh bằng cách không đến những nơi đông người hay tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm bệnh.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng đều là những đối tượng rất nhạy cảm và cần phải cẩn trọng trong quá trình điều trị. Vì thế, mối lo ngại về “bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không” luôn là vấn đề đáng quan tâm và cần phải biết để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Để tìm hiểu bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không, trước hết các bậc phụ huynh cần nắm rõ 4 cấp độ của bệnh như sau:

  1. Độ 1: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.

  2. Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng tới thần kinh và tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

  • Độ 2a : Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc.
  • Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

Nhóm 1: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc kèm theo 1 dấu hiệu sau:

  • Ngủ gà
  • Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)
  • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Nhóm 2: Trẻ có một trong các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
  • Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
  • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
  • Sốt rét
  • Trẻ có thẻ bị sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  1. Độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
  • Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Nhịp thở nhanh, thở bất thường: Có cơn ngừng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
  • Tăng trương lực cơ.
  1. Độ 4: Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc như:
  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.

Xem thêm: Những lý do khiến bệnh chân tay miệng ở trẻ em trở nên nguy hiểm

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Nhận biết để phòng tránh

Trẻ em bị chân tay miệng có nguy hiểm không? Tay chân miệng là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu Việt Nam. Hầu hết các trường hợp trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng gia tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt có những trẻ phải nhập viện ở giai đoạn nặng có biến chứng cao huyết áp, thở nhanh.

Trong một số trường hợp, biểu hiện của tay chân miệng dễ nhầm lẫn khiến phụ huynh nhận biết muộn. Theo đó, khi trẻ có biểu hiện sốt, chảy nước bọt, nguyên nhân là trẻ bị loét miệng không nuốt được, phụ huynh lại nhầm lẫn với biểu hiện của việc mọc răng. Trẻ bị nổi ban vùng kín, vùng mông thường hiểu lầm con bị hăm tã (do trẻ mặc tã thường xuyên, tái đi tái lại lần). Trẻ có những vết nổi ở những vị trí kín đáo như rìa ngón tay, rìa ngón chân, phụ huynh lại nhầm tưởng bị muỗi cắn,… Đối với biểu hiện trên, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan mà cần theo dõi sát các triệu chứng của con. Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện trên kèm sốt, hoặc giật mình khi ngủ, cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ ở cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

Qua bài viết này, Momi hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết thêm kiến thức về các cấp độ của bệnh để có thể chăm sóc các bé một cách phù hợp nhất, cũng như giúp các ba mẹ giải đáp được thắc mắc “trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không?” để có thêm những hiểu biết về bệnh và đồng hành cùng trẻ trong quá trình chữa bệnh.

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay