Aviva và Manulife về chung một nhà, khách hàng có bị ảnh hưởng?
Sự kiện Aviva và Manulife về chung một nhà đã chính thức được công bố khi Manulife hoàn tất thủ tục mua lại bảo hiểm Aviva. Điều này gây nên tâm lý hoang mang cho nhiều khách hàng của Aviva khi đang thực hiện hợp đồng bảo hiểm tại đây. Lý giải cho vấn đề này, hãy cùng Momi phân tích về thương vụ mua - bán giữa hai đơn vị bảo hiểm Aviva và Manulife ngay dưới đây để hiểu rõ hơn.
Trong thực tế, các thương vụ mua - bán, sáp nhập các công ty bảo hiểm không phải hiếm và sự kiện Aviva và Manulife về chung một nhà chưa phải tiên khởi.
Tính đến thời điểm cuối năm 2020, đã có rất nhiều các thương vụ mua bán, sáp nhập các công ty bảo hiểm nhân thọ bên cạnh Aviva và Manulife. Cụ thể:
Các thương vụ mua - bán, sáp nhập các công ty bảo hiểm không phải hiếm
Trong thực tế, khi các thương vụ mua - bán, sáp nhập giữa các đơn vị doanh nghiệp bảo hiểm xảy ra khách hàng hoàn toàn không bị ảnh hưởng hay chịu sự tác động do đã được pháp luật “bảo hộ”. Đánh giá từ thương vụ Manulife mua lại bảo hiểm Aviva sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên một cách toàn diện nhất: Các quy định liên quan về chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp: Điểm a, điểm e Khoản 1 Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định:
Điều 69.Những thay đổi phải được chấp thuận 1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây: a) Tên doanh nghiệp; … e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên…
Bên cạnh đó, quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 cũng làm rõ:
Điều 22. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp 1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm: a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước; b) Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; c) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng dưới 10% vốn điều lệ);
Như vậy, mặc dù Aviva và Manulife về chung một nhà, các quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo và được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam.
Nhìn nhận thế nào về việc Aviva và Manulife về chung một nhà
Nếu như việc Manulife mua lại Aviva khiến nhiều khách hàng đang tham gia bảo hiểm tại đây lo lắng thì dưới góc độ kinh tế, đây là tín hiệu tốt cho thấy tham vọng lớn của Manulife trong việc chiếm lĩnh thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Chi tiết thông báo của Aviva Việt Nam trên website chính thức vào tháng 12/2020 như sau:
Ngày 14/12/2020, Tập đoàn Aviva công bố quyết định chuyển nhượng toàn bộ sở hữu tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Aviva Việt Nam (“Aviva Việt Nam”) cho Tập đoàn Tài chính Manulife Châu Á (“Manulife”). Như một phần của giao dịch, Manulife sẽ ký kết thỏa thuận phân phối mới với đối tác bancassurance độc quyền hiện có của Aviva Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (“VietinBank”). Giao dịch này sẽ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và sự phê duyệt của pháp luật Việt Nam, và dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa cuối năm 2021.
Nhận định khách quan về việc Manulife mua lại Aviva, khách hàng sẽ được nhận thêm rất nhiều lợi ích từ sự kiện này. Tuy nhiên, vì số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm quá lớn, quá trình chuyển nhượng cũng sẽ tồn đọng một số vấn đề nhất định như: khâu chăm sóc khách hàng, địa chỉ văn phòng, đồng bộ thông tin chưa được đảm bảo,...
Do vậy, trong trường hợp phía bảo hiểm có sự thay đổi về cơ cấu, thị phần, khách hàng phải sẵn sàng trong việc cập nhật và lưu trữ lại những thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm của mình như:
Sự kiện Aviva và Manulife về chung một nhà được nhận định là một tin đáng mừng cho các khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm của hai hãng và thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Thông qua thương vụ này, Manulife sẽ có thể nâng cao chất lượng phục vụ của mình thêm phần hoàn thiện hơn, giúp bảo đảm toàn diện hơn cho các quyền lợi của khách hàng. Tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp khách hàng cũng nên lưu trữ lại các thông tin bảo hiểm một cách cẩn trọng để đề phòng một số rắc rối nhỏ có thể xảy đến do cơ cấu doanh nghiệp bảo hiểm có sự biến chuyển.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội