Thị trường tài chính tiêu dùng “bứt tốc” sau dịch, công ty tài chính tăng tốc trên đường đua

Quyên Ngô-01:40 13/05/2022

Bước qua những khó khăn, thị trường dường như đang dần ghi nhận những dấu hiệu phục hồi đầy triển vọng. Nguyên nhân được cho là nhờ chính sách kích cầu từ, tình hình dịch bệnh đã dần đi vào kiểm soát và sự tăng tốc trở lại của các công ty tài chính.

Bước qua những khó khăn, thị trường dường như đang dần ghi nhận những dấu hiệu phục hồi đầy triển vọng. Nguyên nhân được cho là nhờ chính sách kích cầu, tình hình dịch bệnh đã dần đi vào kiểm soát và sự tăng tốc trở lại của các công ty tài chính.

Thị trường tài chính tiêu dùng trải qua 2 năm đầy sóng gió

Hai năm vừa qua có thể nói là hai năm khó khăn nhất của thế giới khi liên tiếp là những “tai bay vạ gió”: dịch bệnh, tình hình chính sự bất ổn,... Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tiêu dùng gặp khó khăn lớn trong việc tiếp cận khách hàng mới cũng như thực hiện thu hồi nợ khách hàng hiện hữu. Từ đó dẫn đến việc tổng dư nợ của các công ty tài chính tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng dư nợ tín dụng của các công ty tài chính hội viên tăng trưởng - 3,64 % (âm 3,64%) so với cuối năm 2020. Trong đó tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 9%.

Những tín hiệu tích cực từ thị trường tài chính tiêu dùng năm 2022

Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2022 ghi nhận những biến chuyển tích cực

Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2022 ghi nhận những biến chuyển tích cực

Bước sang năm 2022, dường như mọi thứ đã dần trở nên ổn định hơn nhờ sự thích ứng của nền kinh tế trước tình hình chung. Bên cạnh đó là loạt thay đổi mới như sự mở cửa trở lại của cách hoạt động thương mại - dịch vụ được kiểm soát tốt hơn,... Chính những “điểm sáng” này đã thúc đẩy và làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Để kích cầu cho vay tiêu dùng cá nhân, các công ty tài chính tích cực triển khai nhiều các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Qua đó giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của ngành. Có thể thấy rất rõ những dấu hiệu tích cực này trong báo cáo của các đơn vị tài chính dịp đầu năm 2022. Cụ thể, Trong quý I/2022 FeCredit ghi nhận tổng dư nợ cho vay của công ty lên tới 76.600 tỷ đồng - tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó riêng số dư nợ vay của khách hàng mới đã đạt 27.500 tỷ đồng - chiếm 36% tổng dư nợ. Doanh số giải ngân đạt mức gần bằng trước dịch (15.400 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 3 năm 2022, số khách hàng mà công ty phục vụ đã cán mốc 14 triệu người và không ngừng tăng lên mỗi ngày. Cùng bứt tốc trên đường đua, MCredit cũng ghi nhận những thay đổi tích cực trong việc gia tăng tổng dư nợ cho vay. Số lượng khách hàng của đơn vị này cũng tăng lên ngày một mạnh mẽ. Tính đến cuối tháng 12 năm 2021, số khách hàng của MCredit đã cán mốc 1.5 triệu khách và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Cũng trong năm 2022, lãnh đạo MCredit đặt mức tăng trưởng kỳ vọng lên tới 66% năm so với năm 2021. Kế hoạch này đang dần được triển khai và được cho là tương đối khả quan trong bối cảnh hiện tại.

Những biến chuyển tích cực của thị trường tiêu dùng và tài chính tính đến thời điểm hiện tại được coi là những tia hy vọng mới tràn trề cho nền kinh tế Việt Nam, hứa hẹn những bước phục hồi nhanh và mạnh hơn sau những chuỗi ngày “ngấm đòn” do dịch Covid và những bất ổn từ tình hình chính trị thế giới.

Hashtag:

#đầu_tư
#tài_chính

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay