Sẽ ra sao khi giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Quyên Ngô-09:37 14/03/2023

Với giả thiết giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu theo đó cũng bị giảm xuống, quỹ hưu trí đối diện với tình trạng bị cạn kiệt. Bên cạnh đó là loạt nguy cơ khác cho các nhà chức trách.

Chủ trì soạn thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, phía Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội làm điều kiện hưởng lương hưu đi từ 20 năm xuống còn 15 năm. Đề xuất này được đưa ra với mong muốn mở rộng mạng lưới an sinh, hạn chế tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Nhận định về xuất này, đây là một đề xuất không mới bởi Luật bảo hiểm xã hội 2006 đã quy định lương hưu hàng tháng của lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm. Sau đó thêm mỗi năm sẽ tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ cho đến khi lương hưu đạt tối đa 75%.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng lớn đến mức lương hưu

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng lớn đến mức lương hưu

Năm 2015, khi tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, cơ quan chủ trì đã thực hiện nâng điều kiện hưởng lương từ 15 năm lên 30 năm nhằm cân đối Quỹ hưu trí.

Thống kê thời điểm đó cho thấy số người tham gia bảo hiểm xã hội đang ngày một giảm. Điều này gióng lên hồi chuông báo động đối với quỹ hưu trí. Nhận thấy những bất lợi của số năm đóng bảo hiểm xã hội ngắn, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã sửa đổi và tăng số năm đóng lên 20. Tuy vậy, quy định này lại gây phản tác dụng và khiến nhiều người rơi đi. Thống kê giai đoạn 2016 - 2020 bình quân mỗi năm có gần 750.000 lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Trong đó có khoảng 10% số người rút là có số năm đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 10 năm trở lên.

Giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm có thêm khoảng 120.000 người hưởng lương hưu. Đến cuối năm 2020, con số người nhận lương hưu và trợ cấp lên tới 3,2 triệu người, bao phủ 35% tổng số người sau tuổi nghỉ hưu và còn khoảng 9 triệu người chưa thể tiếp cận lưới an sinh.

Như vậy, với việc rút số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 15 năm như hiện nay sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn, chỉ có thể giải quyết được vấn đề ở bề nổi, khó đi sâu vào cốt lõi.

Trong khi đó, tiền lương hưu lại phụ thuộc nhiều vào tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội cho lao động chỉ nhích hơn lương tối thiểu vùng, dao động từ 4 - 5 triệu đồng. Và vì nền đóng thấp nên tiền hưu trí cũng chẳng thể cao.

Trước nguyện vọng hại tuổi hưu thay vì giảm dần năm đóng bảo hiểm xã hội, ông Lê Đình Quảng - Phó ban chính sách pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng khó khả thi bởi lộ trình tăng tuổi hưu thực hiện theo Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ năm 2021. Như vậy, lao động nghỉ việc, đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn phải chờ đến tuổi mới được hưởng lương hưu, Việc thiết kế chính sách hưu trí đa tầng, tính tới khoản trợ cấp hàng tháng là giá đỡ cần thiết. Tới đây, Tổng liên đoàn sẽ tổ chức các cuộc hội thảo, khảo sát ý kiến để lấy ý kiến lao động cho đề xuất lần này với mục tiêu đưa ra phương án tối ưu nhất.

Hashtag:

#bảo_hiểm

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay