Sàn OTC là gì? OTC hoạt động như thế nào?

Quyên Ngô-09:27 29/09/2022

Sàn OTC là sàn giao dịch quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm tuy nhiên với các nhà đầu tư F0, sàn này vẫn là một khái niệm khá mới. Cụ thể sàn giao dịch OTC là gì, cách thức hoạt động của sàn OTC như thế nào? Hãy cùng khám phá!

Thông tin về sàn OTC

Sàn OTC (Over The Counter Market) là một thị trường được tổ chức không dựa vào mặt bằng giao dịch cố định, nói cách khác OTC không có không gian giao dịch cố định như các sàn chứng khoán khác (thị trường phi tập trung).

Hệ thống vận hành của OTC hoạt động theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa hai bên bán và mua. Nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch ngay trên môi trường Internet.

Sàn OTC không có không gian giao dịch cố định như các sàn chứng khoán khác

Sàn OTC không có không gian giao dịch cố định như các sàn chứng khoán khác

Sàn OTC có những điểm đặc trưng như sau:

  • Hoạt động theo pháp luật hiện hành, bị chi phối bởi hệ thống luật chứng khoán, được quản lý giao dịch bởi VSD
  • Giao dịch cổ phiếu tại OTC không qua sàn, không có điểm giao dịch cố định. Thông thường đều được thực hiện qua các thiết bị như máy tính, điện thoại
  • Hàng hoá trao đổi trên OTC là cổ phiếu chưa được niêm yết. Cụ thể hơn, đây là cổ phiếu của nhóm công ty đang phát triển, chuẩn bị đưa lên sàn niêm yết
  • Các giao dịch tại OTC được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận và thương lượng giá
  • Mức giá của cổ phiếu OTC được tham khảo theo cung - cầu thị trường
  • Mức độ rủi ro của cổ phiếu OTC thường cao hơn các cổ phiếu niêm yết khác
  • Thanh toán giao dịch cổ phiếu OTC đơn giản với chỉ vài bước cơ bản

Cổ phiếu OTC là gì, có đặc điểm như thế nào?

Cổ phiếu trên sàn OTC có hai loại chính:

  • Cổ phiếu có mã lưu ký: Là loại cổ phiếu được quản lý bởi Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD)
  • Cổ phiếu chưa có mã lưu lý: Là loại cổ phiếu được quản lý bởi phòng quản lý cổ đông của công ty phát hành hoặc các công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông

Giá giao dịch quy định trên giấy tờ là 10.000 đồng/cổ phiếu tuy nhiên giá giao dịch thực tế thường cao hơn nhiều so với mệnh giá này, phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên mua và bán.

Cổ phiếu OTC (over the counter) có phương thức giao dịch thủ công trên quầy không chính thức của các công ty chứng khoán, các công ty phát hành cổ phiếu hoặc các ngân hàng,... Đầu tư vào cổ phiếu này được nhận định là mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với các cổ phiếu khác trên thị trường. Bên cạnh đó, cổ phiếu này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn do những tác động đến từ việc thanh khoản thấp. Đây cũng chính là yếu điểm lớn nhất của sàn OTC so với các sàn giao dịch khác.

Cách thức hoạt động của sàn OTC

Giá cổ phiếu trên sàn OTC biến động theo thoả thuận giữa người mua và người bán

Giá cổ phiếu trên sàn OTC biến động theo thoả thuận giữa người mua và người bán

Trên sàn OTC, các hoạt động giao dịch tiến hành đơn lẻ từng loại cổ phiếu và không tập trung qua sàn giao dịch:

  • Nhà đầu tư có thể giao dịch vào thứ Bảy, Chủ nhật và cả những ngày lễ
  • Thực hiện thanh toán ngay sau khi giao dịch
  • Giá cổ phiếu trên sàn OTC biến động theo thoả thuận giữa người mua và người bán
  • Các hoạt động trên sàn OTC đều được giám sát, quản lý bởi VSD và các công ty phát hành
  • Chi phí giao dịch của OTC thấp hơn nhiều so với giao dịch ở các sàn khác
  • Quá trình mua bán, trao đổi cổ phiếu OTC tương đối dễ dàng, tương tự như các cổ phiếu khác. Để mua cổ phiếu OTC, nhà đầu tư cần có đủ tiền trong tài khoản môi giới của mình để mua số lượng cổ phiếu mình muốn, chọn cổ phiếu theo mã ký hiệu chứng khoán của công ty và hoàn tất giao dịch

Những điểm cần lưu ý khi giao dịch trên sàn OTC

  • Hoạt động trên sàn OTC tại Việt Nam là hợp pháp tuy nhiên do hành lang pháp lý còn lỏng lẻo, đi kèm là việc các công ty chưa niêm yết không được kiểm toán độc lập, không công khai báo cáo tài chính nên đầu tư ở đây cũng có những rủi ro nhất định
  • Đối với nhà đầu tư trên sàn OTC, việc định giá gặp phải cản trở không nhỏ khi không có đủ cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình muốn đầu tư
  • Tính thanh khoản trên sàn OTC thấp hơn so với các sàn giao dịch khác, do đó sẽ có đôi chút khó khăn nếu nhà đầu tư muốn chuyển hoá từ tiền thành cổ phiếu và ngược lại
  • Nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể sẽ vấp phải những rắc rối trong thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu dẫn đến việc bị mất quyền lợi (không được nhận cổ tức) mặc dù đã hoàn tất thủ tục mua bán trước đó
  • Do thị trường OTC không có sự đồng nhất về giá cổ phiếu nên không thể tránh được trường hợp bị mua “hớ”.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sàn OTC và những lưu ý khi giao dịch cổ phiếu tại đây. Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm khi “chinh chiến” trên trận địa chứng khoán Việt nói chung, trên thị trường OTC nói riêng.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay