Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em: Vì sao cần phòng tránh bệnh tay chân ở trẻ?
Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em có thể phát xuất từ chính những thói quen hàng ngày của bé như ngậm đồ chơi có dính virus hoặc qua việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khác. Nắm rõ những nguyên nhân bị chân tay miệng ở trẻ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, bảo vệ trẻ toàn diện trước nguy cơ bị nhiễm. Tham khảo ngay để có thêm kiến thức khi chăm bé ba mẹ nhé!
Bệnh tay chân miệng được nhận định là một căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây từ người sang người, phát triển thành dịch. Nguyên nhân bệnh tay chân miệng được xác định xuất phát từ hai nhóm tác nhân chính là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối với mỗi nguyên nhân tay chân miệng xuất phát từ những chủng virus khác nhau sẽ cho những biểu hiện đặc thù khác nhau, tuy nhiên về cơ bản sẽ gây nên những triệu chứng sau: sốt, tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở các vùng như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, đầu gối.
Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em xuất phát từ đâu?
Tay chân miệng lây ở trẻ chủ yếu qua đường tiêu hóa (nước bọt), lây qua dịch ở các nốt phỏng nước và phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Đây chính là nguyên nhân bé bị tay chân miệng khi đi học ở trường, lớp mẫu giá, các khu vui chơi. Cũng chính bởi vì nguyên nhân bệnh tay chân miệng có cơ chế lây lan dễ dàng như vậy nên rất dễ phát triển thành ổ dịch.
Trẻ có thể bị mắc tay chân miệng vào bất cứ thời gian nào trong năm nhưng tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Nhìn chung, tay chân miệng có thể tự khỏi, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp phát sinh biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với các trường hợp mắc tay chân miệng gây ra bởi chủng Enterovirus 71 (EV71). Một số biến chứng thường gặp bao gồm: biến chứng về não bộ, biến chứng hô hấp. Biến chứng tim mạch,...
Nhìn nhận một cách sâu xa hơn từ những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ như đã nêu ở trên, những lý do dưới đây chính là yếu tố tác động lớn làm hình thành và lan rộng chứng tay chân miệng ở trẻ:
Sau khi đã xác định rõ những nguyên nhân gây tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh có thể tự đưa ra những phương pháp phòng tránh bệnh thích hợp dành cho các bé nhà mình:
Vệ sinh môi trường và các vật dụng dễ mang nguồn bệnh (nguyên nhân của bệnh tay chân miệng lây lan nhanh):
Dọn dẹp, sát khuẩn các vật dụng như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà,..quanh khu vực vui chơi của con
Vệ sinh và sát khuẩn đồ chơi của trẻ: làm sách bằng gạc cồn, ngâm trong dung dịch sát khuẩn, rửa với nước ấm hoặc xà phòng,....
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn và các khu vực phòng ở, nơi vui chơi của trẻ.
Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân khoa học:
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi nấu ăn; rửa tay và sát khuẩn sau khi cho trẻ đi vệ sinh, thay tã cho trẻ.
Dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách trước và sau khi ăn, vui chơi
Chú ý che mũi khi ho và hắt hơi; cần vệ sinh lại tay với nước và xà phòng sau khi ho, hắt hơi.
Xử lý khăn giấy, tã lót đúng cách để ngăn chặn việc phát tán virus và bảo vệ môi trường xung quanh.
Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân khoa học cho trẻ
Chủ động chặn đứng nguyên nhân bị tay chân miệng bằng cách:
Những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp các bậc phụ huynh xác định được những nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em, qua đó giúp ba mẹ chủ động hơn trong công tác phòng tránh bệnh cho con, đảm bảo con phát triển khỏe mạnh, vững vàng trước các nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội