Lạm phát tăng, ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu những tác động nào?

Quyên Ngô-03:42 11/06/2022

Lạm phát tăng đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, theo đó hàng loạt ngân hàng trung ương đã buộc phải thay đổi lãi suất. Tại Việt Nam, mặt bằng chung lãi suất các ngân hàng đã có sự tăng nhẹ. Điều này tác động như thế nào đến lãi vay đầu ra? Bản thân ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

Bối cảnh lạm phát hiện nay và những động thái của các ngân hàng

Nếu như trước đây các ngân hàng trung ương nhận định hiện tượng bão giá này chỉ là tạm thời và không có quá nhiều hành động quyết liệt thì giờ đây mọi thứ đã dần cho sự thay đổi. Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng, lạm phát tại các quốc gia hàng đầu châu Âu và châu Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong suốt 50 năm trở lại đây. Tại Mỹ, lạm phát là 8,3%; Anh là 9%; ở Đức là 7,9%; Tây Ban Nha là 8,5%. Theo đó, các ngân hàng trung ương đã phải thay đổi quan điểm của mình và đưa ra những động thái cứng rắn hơn nhằm hạn chế lạm phát.

Lạm phát tăng và những động thái của các ngân hàng

Lạm phát tăng và những động thái của các ngân hàng

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 đã tăng thêm 0,38% so với tháng trước.

Trước tình hình trên, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất nhằm rút bớt tiền trong lưu thông, đồng thời bảo vệ người gửi tiền bằng cách tăng lãi suất để đảm bảo lãi suất thực dương. Đồng nghĩa sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí vốn đầu vào của các doanh nghiệp đi vay.

Lạm phát tăng tác động như thế nào đến ngân hàng và các doanh nghiệp?

Theo các chuyên gia tài chính, lạm phát tăng có thể sẽ kéo theo lãi suất tăng, biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng theo đó cũng không được rộng rãi như trước. Theo đó, tăng trưởng kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Lạm phát cao không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn tác động đến cả sự phục hồi của các doanh nghiệp sau đại dịch.

Các chuyên gia cũng đánh giá, việc sức mua chưa hồi phục cộng thêm với chi phí đầu vào tăng cao có thể khiến cho các doanh nghiệp phải cân nhắc rất kỹ về quy sản xuất - kinh doanh. Cùng với đó, tình hình dòng vốn tín dụng không còn quá thoải mái như trước thì chặng đường sắp tới của các doanh nghiệp và ngân hàng cũng không còn quá thông thoáng.

Lãi suất từ nay đến cuối năm phục thuộc phần lớn vào chính sách của FED. Trường hợp FED thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới có thể khiến lãi tăng lên ít nhất là 1,9%.

Lạm phát tăng tác động xấu đến bản thân ngân hàng và các doanh nghiệp

Lạm phát tăng tác động xấu đến bản thân ngân hàng và các doanh nghiệp

Thông thường, khi lạm phát tăng cao, lãi suất của các nước mới nổi sẽ tăng rất nóng so với toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nước hiện giờ mới đang ở trong thời kỳ phục hồi sau đại dịch. Do đó, khả năng lãi suất sẽ không tăng quá nhiều. Thêm một điểm tích cực khác cho thị trường Việt Nam chính là lượng thặng dư vẫn đủ và các công cụ để kiểm soát lãi suất không tăng quá nóng vẫn có thể phát huy tốt công dụng của mình. Nhờ đó chính sách tiền tệ không bị thắt chặt quá nhanh.

Theo dự báo của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân, công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam: Mức lãi suất từ nay đến cuối năm có thể tăng thêm từ 1 - 1,5% so với mức hiện tại. Mức tăng này đi lên theo đà tăng lãi suất thế giới, tuy nhiên Việt Nam vẫn kiểm soát vĩ mô ổn định.

Hashtag:

#tài_chính
#ngân_hàng

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay