Huỷ niêm yết chứng khoán - Chỉ nghe đến thôi cũng khiến nhà đầu tư phải “ái ngại”
“Huỷ niêm yết chứng khoán” là thuật ngữ quá đỗi quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư mà chỉ nghe đến thôi cũng khiến nhiều nhà đầu từ phải “lo sốt vó”. Huỷ niêm yết chứng khoán là gì? Huỷ niêm yết có tác động như thế nào đến bản thân nhà đầu tư và nguồn vốn? Cùng Momi làm rõ khái niệm này ngay dưới đây!
Huỷ bỏ niêm yết chứng khoán là việc loại bỏ mã chứng khoán đã được niêm yết ra khỏi sàn giao dịch. Nói cách khác, huỷ niêm yết chứng khoán là chấm dứt các hoạt động của một mã chứng khoán nào để trên sàn giao dịch mà chúng đang hoạt động (ví dụ như sàn HoSE, HNX, HSX,...)
Huỷ niêm yết chứng khoán là gì?
Lý do khiến chứng khoán bị huỷ niêm yết có thể do cổ phiếu đó không đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của sàn giao dịch hoặc tình hình kinh doanh không được khả quan.
Khi bị huỷ niêm yết, chứng khoán có thể được niêm yết trên sàn UPCoM để đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu của các đơn vị đó. Ngoài ra, với việc bị huỷ niêm yết, phía công ty phát hành cổ phiếu sẽ không được chuyển nhượng quyền kinh doanh chứng khoán qua các công ty chứng khoán hay các sở giao dịch nữa.
Hiện nay, hoạt động huỷ niêm yết chứng khoán diễn ra khá thường xuyên với tần suất liên tục dựa trên kết quả rà soát định kỳ của các sản nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi nhà đầu tư.
Huỷ niêm yết chứng khoán được chia làm hai hình thức cơ bản, bao gồm:
Huỷ niêm yết chứng khoán bắt buộc
Sau khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết chứng khoán, có hai trường hợp sẽ xảy đến đối với bản thân cổ phiếu và nhà phát hành như sau:
Huỷ niêm yết chuyển sàn có nghĩa là công ty phát hành cổ phiếu đó huỷ niêm yết ở sàn giao dịch cũ và chuyển sang niêm yết và giao dịch trên một sàn mới. Đó có thể là:
Các trường hợp chuyển sàn chỉ xảy đến đối với số ít các cổ phiếu có triển vọng phục hồi. Trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ, tình hình kinh doanh suy giảm nghiêm trọng, nguy cơ phá sản cao, cổ phiếu khó có thể trở lại trên bất cứ sàn giao dịch nào.
Trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết chứng khoán không chuyển sàn, đồng nghĩa cổ phiếu này không thể giao dịch trên bất cứ sàn nào kể cả sàn nhỏ nhất là UPCoM. Như vậy, cổ phiếu cũng khó để bán hơn. Thế nhưng cũng có những doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn thu mua lại cổ phiếu với lượng lớn nhằm mục đích thâu tóm hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây chính cơ hội hiếm hoi để các doanh nghiệp/nhà đầu tư hiện đang sở hữu cổ phiếu bị huỷ niêm yết bán được cổ phiếu của mình một cách nhanh nhất.
Cổ phiếu đang nắm giữ bị huỷ niêm yết là “hiểm họa” không nhà đầu tư nào mong muốn. Thế nhưng khi bất ngờ xảy đến, đừng nóng vội, thay vào đó hãy thật sự bình tĩnh để có thể đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
Nhà đầu tư nên thật bình tĩnh để đưa ra phương án hành động tốt nhất trong trường hợp cổ phiếu đầu tư bị huỷ niêm yết
Theo quy định, sau khi bị huỷ niêm yết, các doanh nghiệp sẽ được tự động đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM nhằm mục đích duy trì tính thanh khoản. Tuy vậy tình hình thanh khoản tại đây chắc chắn sẽ gặp khó khăn tương tự như ở sàn cũ - giai đoạn sắp chuyển giao. Do đó, cách tốt nhất để lường trước các vấn đề đó là thường xuyên cập nhật các báo cáo tài chính, phát hiện các dấu hiệu thông qua các văn bản được gửi đến nhà đầu tư hàng tháng/quý. Khi đó, nhà đầu tư sẽ có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh lượng sở hữu cổ phiếu của mình. Có thể bán ngay khi phát hiện cổ phiếu có nguy cơ bị huỷ niêm yết. Tránh tình trạng “ôm” cổ phiếu - gồng lỗ. Đặc biệt nên phân tích kỹ càng, tránh trường hợp bị “che mắt” bởi những thông tin không xác thực về việc tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc bị các chiêu trò “thao túng” thị trường của một số cá nhân/tổ chức.
Đối với cổ phiếu chuyển sàn sau khi bị huỷ niêm yết bắt buộc tại sàn giao dịch cũ, nhà đầu tư nên bán ngay để thu hồi vốn. Càng chần chừ nguy cơ lỗ càng cao. Riêng với những cổ phiếu có khả năng phục hồi, mặc dù thanh khoản giảm nhưng nhà đầu tư vẫn có thể bán. Hoặc nếu không bán được nhà đầu tư có thể cân nhắc nắm giữ chờ thời cơ “lội ngược dòng” của các cổ phiếu này. Trường hợp cổ phiếu bị huỷ chứng khoán bắt buộc và cổ phiếu thực sự khó bán, nhà đầu tư có thể liên hệ với công ty chứng khoán để được tư vấn hỗ trợ và giải quyết.
Bị huỷ niêm yết chứng khoán là trường hợp “bất khả kháng” không nhà đầu tư nào mong muốn. Tuy vậy, cũng không thể tránh khỏi nguy cơ này khi bản thân chứng khoán là một cuộc chiến của sự may rủi và khả năng phán đoán từ phía nhà đầu tư cũng như tài năng trong kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp. Hãy thật chủ động và sáng suốt trong mọi quyết sách của mình. Chúc các nhà đầu tư mạnh mẽ và nhanh nhạy để có thể thu được nguồn lợi như ý!
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: contact@thebank.vn
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội