Dấu hiệu tay chân miệng: Nhận diện như thế nào? Những dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang thể nặng

Quyên Ngô-10:16 16/06/2022

Dấu hiệu tay chân miệng là một trong những nhân tố quan trọng giúp bạn phát hiện tình trạng bệnh và diễn tiến bệnh qua từng giai đoạn để đưa ra phương án điều trị kịp thời. Cùng Momi đi tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh chân tay miệng để chủ động hơn trong quá trình điều trị và phòng tránh bạn nhé!

Những dấu hiệu tay chân miệng điển hình

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày (khoảng giữa thời gian bị nhiễm và bắt đầu các triệu chứng đầu tiên. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng điển hình bao gồm:

  • Sốt kèm đau họng ở giai đoạn đầu và cũng có thể đi kèm với nôn
  • Khoảng từ 1 đến 2 ngày sẽ bắt đầu khởi phát sốt, các vết loét và mụn nước dần xuất hiện trong miệng, họng, lưỡi, mông hoặc đầu gối. Mụn nước này có khả năng gây ngứa mạnh hơn ở người lớn và sẽ dần khỏi trong khoảng 1 tuần hoặc có thể lâu hơn
  • Mệt mỏi: người mắc chân tay miệng thường cảm thấy mệt mỏi, ở trẻ còn gây ra tình trạng biếng ăn, cuối khóc,...

Những dấu hiệu tay chân miệng điển hình

Những dấu hiệu tay chân miệng điển hình

Trong các trường hợp chỉ có các dấu hiệu tay chân miệng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn riêng về lộ trình chăm sóc và điều trị tại nhà cho từng trường hợp. Tuy nhiên khi dấu hiệu bị tay chân miệng diễn tiến xấu hơn, buộc phải cho nhập viện để can thiệp điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh được biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng thường được biểu đạt rõ ràng hơn so với người lớn. Cụ thể, dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh sẽ bao gồm:

  • Xuất hiện các vết phồng rộp trên da - dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ phổ biến nhất
  • Bé bị sốt nhẹ, đau họng và đi kèm với đau bụng
  • Miệng xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và dần chuyển thành những mụn nước lớn hơn với sắc vàng xám hoặc có viên đỏ.
  • Trên tay và chân xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ nổi trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón chân và lưng. Các vết mụn này trông giống như phát ban đỏ phồng to và tồn tại dưới dạng bóng nước. Mụn lan dần về phía mông, bẹn và chân của trẻ sơ sinh. Mụn có thể gây đau và ngứa, khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu, quấy khóc và chán ăn.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn được biểu hiện như thế nào?

Mặc dù khó có khả năng mắc chân tay miệng hơn song không đồng nghĩa với việc người lớn sẽ không thể mắc căn bệnh này. Trong các trường hợp đề kháng/hệ miễn dịch bị yếu và không có khả năng chống lại vi-rút, người lớn vẫn có thể bị chân tay miệng. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở người trưởng thành sẽ được biểu hiện như sau:

  • Sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi, đau nhức các cơ, chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí mê man
  • Các vết loét bắt đầu xuất hiện trong khoang miệng. Chúng có thể là những dạng mụn nước, phồng rộp lên, gây đau và ngứa
  • Phát ban ở lòng bàn tay hoặc chân, lan rộng đến cánh tay, mông, chân, bụng, lưng và bộ phận sinh dục của người bệnh
  • Đi kèm có thể là tiêu chảy.

    Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở người trưởng thành

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở người trưởng thành

Những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ như thế nào báo hiệu bệnh trở nặng, cần nhập viện gấp

Trẻ em bị tay chân miệng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không nhập viện điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi xuất hiện dấu hiệu bé bị tay chân miệng đầu tiên ba mẹ cần cho bé đến thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, khi xuất hiện những dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ như dưới đây cần cho nhập viện gấp:

  • Bé quấy khóc liên tục: tưởng chừng đây là biểu hiện thông thường ở trẻ do khó chịu với các vết loét trong miệng hoặc ngứa ngáy song thực tế thì không hẳn vậy. Nếu trẻ quấy khóc liên tục trong khoảng từ 15 - 20 phút hoặc quấy khóc cả đêm, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.
  • Sốt cao liên tục: thông thường bé chỉ sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ. Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ trong vòng 2 ngày liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt kể cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt thì rất có thể mức độ viêm đã tiến triển mạnh trong cơ thể bé và nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh là rất dễ có thể xảy ra.
  • Co giật: dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng ở thể nặng tuy nhiên cũng cần phân biệt với các phản ứng giật mình thông thường của bé khi chơi đùa thường ngày.
  • Số kèm theo nôn: đây cũng là một trong những biểu hiện báo hiệu biến chứng nguy hiểm ở bệnh tay chân miệng, báo hiệu các biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch và hô hấp nghiêm trọng.

    Những dấu hiệu cho thấy đã khỏi bệnh tay chân miệng

    Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng được thể hiện thông qua việc bệnh nhân giảm sốt cao, dần dần dẫn đến hạ sốt, các mụn nước không nổi lên thêm, đồng thời các nốt mụn cũ cũng khô lại. Tuy vậy, vẫn cần theo dõi để đề phòng các biến chứng. Qua khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày nếu không phát sinh bất cứ biến chứng nào khác mới được coi là an toàn. Sau 10 ngày hoặc hơn bệnh mới tạm được coi là hết khả năng lây lan.

Trên đây là những dấu hiệu tay chân miệng gây ra ở người bệnh và có thể ít hoặc nhiều tùy vào từng trường hợp. Để chủ động hơn khi mắc tay chân miệng, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt với các gia đình có trẻ em, công tác phòng tránh và trang bị kiếm thức chăm sóc - điều trị bệnh chân tay miệng phải được đưa lên hàng đầu, luôn sẵn sàng trong mọi tình huống để bảo vệ bé tốt nhất!

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay