Chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng: Dòng tiền chảy về đâu?

Quyên Ngô-09:52 30/06/2022

Những diễn biến mới nhất từ thị trường chung cho thấy bức tranh kinh tế đang có phần hơi “ảm đạm”: chứng khoán sụt giảm mạnh liên tiếp, bất động sản đóng băng, thị trường vàng chẳng mấy khởi sắc. Thế nhưng, dòng tiền vẫn ghi nhận những dịch chuyển hết sức sôi động. Lần đầu tiên tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng, cho thấy rằng dòng vốn đang chảy tích cực vào các nhà băng.

Ngân hàng - Điểm hẹn của dòng tiền trước cơn “giông tố”

Tính đến cuối tháng 3/2022, đã có hơn 1,04 triệu tỷ đồng trên tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân được ghi nhận - tăng hơn 103.500 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021. Đây được cho là con số cao nhất từ trước đến này và đã tăng gấp 3 lần trong vòng 4 năm.

Không chỉ vậy, tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các nhà hàng cũng tăng thêm 3,45% trong 3 tháng đầu năm, cán mốc hơn 13,864 triệu tỷ đồng. Trong đó, cả lượng tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân đều ghi nhận mức tăng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoài. Cụ thể, tiền gửi cá nhân tăng 3,28% lên ngưỡng 5,474 triệu tỷ đồng, tiền gửi doanh nghiệp tăng 3,89% lên hơn 5,864 triệu tỷ đồng. Mặc dù lãi suất huy động của các Ngân hàng hiện nay vẫn chưa thực sự cao như mong đợi, chỉ dao động từ 4 - 7 %/năm. Tuy vậy, dòng tiền vẫn lựa chọn các ngân hàng như “miền đất hứa” để trú ẩn.

Ngân hàng là Điểm hẹn của dòng tiền trước cơn giông tố

Ngân hàng - Điểm hẹn của dòng tiền trước cơn “giông tố”

Hoạt động hút tiền của Ngân hàng Nhà nước gần đây trên thị trường mở cũng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đây là điều chưa từng có tiền lệ kể từ năm 2019 trở lại đây. Cụ thể, sau phiên chào thầu tín phiếu quy mô 10.000 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày vào phiên 21/6, chỉ có 200 tỷ đồng khớp với lãi suất 0,3%/năm. Sang ngày 22/6, dòng tiền hút về đã tăng vọt lên tới con số 19.400 tỷ đồng với lãi tăng hơn gấp đôi, lên 0,7%/năm. Cùng với đó, số lượng giao dịch những ngày sau đó cũng tăng cao bất ngờ, ngày 23/6 lên gầm 30.000 tỷ đồng, ngày 24/6 lên gần 20.000 tỷ đồng, ngày 27/6 đạt 15.000 tỷ đồng (cùng ngày hôm đó bơm ra 213 tỷ đồng), ngày 28/6 hút vào 15.000 tỷ đồng (bơm ra 332,76 tỷ đồng),... Như vậy, chỉ vỏn vẹn 10 ngày, phía Ngân hàng Nhà nước đã hút về gần 100.000 tỷ đồng trên thị trường. Chưa kể, một lượng lớn dòng tiền đã được Ngân hàng Nhà nước thi về thông qua việc bán ngoại tệ. Một công ty chứng khoán thông tin rằng Ngân hàng Nhà nước đã bán kỳ hạn khoảng 10 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tương đương có tới 233.000 tỷ đồng trên thị trường đã được hút về.

Dòng tiền tiếp tục nằm chờ đổ vào chứng khoán và bất động sản

Những động thái hút tiền trên thị trường mở Ngân hàng Nhà nước gần đây cho thấy chính sách tiền tệ đang ngày càng linh hoạt hơn. Đây cũng là lần đầu tiên sau 2 năm nhà điều hành thực hiện việc hút tiền mạnh như vậy trong thời gian ngắn. Riêng việc bán ngoại tệ kỳ hạn để hút tiền về dù khối lượng lớn nhưng thực hiện theo kỳ hạn nên cũng không đến mức quá dồn dập.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp như trước đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ tập trung bơm tiền ra thị trường là chính thông qua các hoạt động như: mua ngoại tệ dự trữ, mua tín phiếu thì nay động thái của đơn vị này đã thay đổi hoàn toàn. Việc hút dòng tiền về có thể làm cho thị trường chứng khoán và bất động sản bị suy yếu, đà tăng chậm và chỉ khi nào nhà điều hành bơm tiền ra, hai thị trường này mới có thể khởi sắc trở lại.

Những con số phản ánh số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng nằm trên tài khoản cá nhân cho thấy nhà đầu tư đang chờ đợi thời cơ. Chỉ cần manh nha có những dấu hiệu cho thấy Ngân hàng nhà nước bơm tiền ra, dòng tiền này sẽ được kích hoạt ngay lập tức. Hoặc có thể, phía nhà đầu tư đang chờ đợi những chính sách rõ ràng hơn trước khi “xuống tiền” đầu tư. Đơn cử như các chính sách sách tín dụng, sửa đổi Thông tư 39 về việc cho vay khi nào có hiệu lực, bức tranh nền kinh tế và ngân sách Nhà nước,...

Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á cũng nhận định rằng tâm lý nhà đầu tư hiện nay bị tác động nhiều từ những thông tin về lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt khi Mỹ đang tập trung toàn lực để chống lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Trong khi đó, Trung Quốc lại không đặt mục tiêu chống lạm phát lên đầu, thay vào đó Chính phủ nước này có sự coi trọng lớn đối với phát triển kinh tế. Riêng Việt Nam, để kiểm soát lạm phát phí Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hút bớt dòng tiền trên thị trường. Điều này khiến chứng khoán sụt giảm mạnh. Nếu như trước đây, mỗi ngày giao dịch chứng khoán khoảng 30.000 đến 40.000 tỷ đồng thậm chí lên cao hơn thế thì nay, giá trị giao dịch chỉ rơi vào khoảng 12.000 - 15.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức giảm là không thể tưởng tượng được.

giao dịch chứng khoán sụt giảm

Giao dịch chứng khoán sụt giảm

“Mấy phiên gần đây, chứng khoán có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, chưa tạo một xu hướng rõ ràng nên dòng tiền vẫn chờ đợi”, ông Tuấn nhận định và cho rằng nhiều cổ phiếu hiện nay xuống cả dưới mệnh giá nên nhà đầu tư đừng quá ngại chỉ số giảm mà không tham gia. Một số cổ phiếu tốt có giá dưới giá trị sổ sách, lợi tức cao, doanh nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh thì khi thị trường tăng điểm, những cổ phiếu này sẽ tăng giá. “Dòng tiền thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng của nhà đầu tư nên với tăng trưởng kinh tế quý 2 khá tốt như vừa công bố, hy vọng những tháng sau, dòng tiền nằm chờ trên tài khoản thanh toán của cá nhân sẽ được bung ra”, ông Tuấn nói.

Theo: Thanh Niên

Hashtag:

#tài_chính
#đầu_tư

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay