Cách chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng

Quyên Ngô-09:19 21/06/2022

Cách chữa bệnh chân tay miệng nào mang lại hiệu quả là từ khóa được nhiều bậc phụ huynh tìm kiếm khi có con bị mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải cách chữa trị nào cũng mang lại hiệu quả và đảm bảo về tính an toàn. Tham khảo những kinh nghiệm chữa bệnh tay chân miệng được Momi tổng hợp dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng, giúp bé nhà bạn phục hồi nhanh nhất, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy đến!

Cách chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Khi nhà có trẻ bị nhiễm tay chân miệng, nhiều ba mẹ tỏ ra khá luống cuống khi không biết cách nào để hỗ trợ điều trị cho bé tốt nhất, nhiều người thậm chí còn rất chủ quan với biểu hiện tay chân miệng của trẻ, cho rằng đây chỉ là bệnh thông thường và có thể tự khỏi dễ dàng.

Trong thực tế, tay chân miệng có thể tự khỏi, song việc theo dõi và áp dụng các phương pháp điều trị là điều cần đặc biệt coi trọng do nếu không cẩn thận, tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn và có thể gây tử vong trong một vài trường hợp.

Cách chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ

Cách chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ

Kinh nghiệm chữa bệnh tay chân miệng bao gồm những nguyên tắc chính sau:

  • Cách ly và thăm khám ngay khi phát hiện bệnh: Khi trẻ có những biểu hiện nghi bị tay chân miệng, ba mẹ cần đưa bé đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, cũng phải thực hiện cách ly bé để đề phòng trường hợp bệnh lây lan, phát triển thành ổ dịch.
  • Điều trị theo triệu chứng: Thực tế, chưa có cách chữa chân tay miệng cụ thể. Mọi phương pháp được đề xuất hiện nay mới chỉ dừng ở việc điều trị các triệu chứng phát sinh ở trẻ bị mắc bệnh. Ngoài ra, nhiều ba mẹ còn áp dụng những mẹo chữa tay chân miệng như: tắm và súc miệng bằng nước muối, uống nước rễ cam thảo cùng mật ong,... Những cách chữa chân tay miệng bằng dân gian này được coi là khá hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh. Tuy nhiên nên cẩn trọng về liều lượng và tính an toàn của biện pháp đó với diễn tiến bệnh ở trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Trong giai đoạn điều trị tay chân miệng, trẻ rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng do chứng chán ăn gây nên. Do vậy, ba mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ thông qua những cách khác nhau như: cho trẻ uống nước ép; xay nhuyễn thức ăn,...
  • Tuân thủ chế độ chăm sóc: Cách chữa chân tay miệng hiệu quả nhất chính là tuân thủ một loạt các chế độ chăm sóc riêng biệt, sát khuẩn các vật dụng bé tiếp xúc hàng ngày để phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Kinh nghiệm chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Các cách chữa chân tay miệng nhanh khỏi ba mẹ nên tham khảo

Khi tìm kiếm “bệnh chân tay miệng ở trẻ em và cách chữa” ba mẹ sẽ thu về hàng ngàn các kết quả khác nhau, song không phải cách chữa bệnh tay chân miệng nào cũng thích hợp và có thể áp dụng với trường hợp của bé. Dưới đây là những cách chữa chân tay miệng được bác sĩ khuyến khích:

  • Hạ sốt cho trẻ: Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp hạ sốt cho trẻ bằng các loại thuốc hạ nhiệt như paracetamol, acetaminophen,... Tuy nhiên trong trường hợp bé bị sốt dai dẳng, kéo dài từ 2 tiếng trở lên ba mẹ cần đưa đi bé khám ngay vì có thể đây chính là biểu hiện của những biến chứng gây ra bởi ta chân miệng.

  • Bù nước và điện giải cho bé: Bé bị tay chân miệng thường có nguy cơ bị mất nước và mệt mỏi do đó cần bổ sung thêm dung dịch điện giải cho bé với oresol, hydrite,...

  • Bổ sung vitamin C, kẽm trong các trường hợp bé bị sốt và loét miệng đồng thời có thể cho bé uống thêm một số vitamin khác để gia tăng đề kháng.

  • Điều trị loét miệng loét họng: Ba mẹ có thể sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng bé trước và sau khi ăn hoặc dùng gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Điều này giúp các bé bớt đau hơn, giải quyết tình trạng chán ăn ở trẻ bị tay chân miệng.

  • Khi phát hiện các biến chứng: Cần đưa lên thăm khám ngay lập tức để có hướng điều trị chuyên sâu.

Về cơ bản, trẻ bị mắc chân tay miệng có thể dần khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, để chủ động hơn trong mọi tình huống, ba mẹ cần phải theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 đến 2 ngày để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Trường hợp bé có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy triệu chứng tay chân miệng đang diễn tiến nặng hơn cần cho bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Đặc biệt lưu ý: Bệnh tay chân miệng là loại bệnh do virus đường ruột gây nên, vì thế kháng sinh chữa chân tay miệng gần như không có tác dụng trong việc chữa trị. Thậm chí, nếu sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện có thể còn gây tổn hại đến sức khỏe, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, tạo ra hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng, cản trở cho công tác điều trị bệnh tay chân miệng.

Chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng - Cách chữa chân tay miệng hiệu quả không thể bỏ qua

Chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Hơn hết, ba mẹ cần đảm bảo rằng trong lúc điều trị, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ phải luôn được đảm bảo:

  • Nên cho bé ăn những thức ăn mềm, phù hợp khẩu vị với đầy đủ các chất dinh dưỡng để khuyến khích bé ăn nhiều hơn
  • Hạn chế những thức ăn cay, nóng
  • Cho bé ăn thật cẩn trọng, không được tiếp xúc quá mạnh đến các vết loét của trẻ. Điều này khiến các bé sợ hãi không dám ăn
  • Bổ sung thêm nước ép để bé có thêm dinh dưỡng, hỗ trợ của quá trình phục hồi
  • Đối với trẻ đang bú mẹ, cần giảm thời lượng và số lần bú trong ngày
  • Khi trẻ bị sốt cao cần thực hiện những biện pháp chăm sóc phù hợp: lau mát, cho trẻ uống hạ sốt,... Trong trường hợp bé không có dấu hiệu hạ thân nhiệt, cần theo dõi và đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Trên đây là chia sẻ cách chữa chân tay miệng cho trẻ nhanh và hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng phát sinh biến chứng. Lưu ý rằng nguyên tắc chữa tay chân miệng cần đảm bảo mọi yếu tố, bao gồm: chăm sóc, điều trị và bổ sung dinh dưỡng do đó, khi nhà có trẻ bị chân tay miệng bạn cần chủ động trong mọi công tác chữa trị để có thể giúp trẻ phục hồi nhanh nhất!

Hashtag:

#tay_chân_miệng
#sức_khỏe

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay