Thực hư câu chuyện bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng? Manulife có đáng để bạn đặt lòng tin
Lật tìm các trang mạng có thể nhận thấy thông tin bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng tràn lan khắp hội nhóm, trang tin,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của hãng bảo hiểm có hàng trăm năm tuổi này, đồng thời cũng khiến nhiều khách hàng của hãng “thấp thỏm” lo âu. Thực hư câu chuyện này là gì? Hãy cùng Momi đi tìm hiểu!
Khi tìm hiểu về các hãng bảo hiểm trước khi tham gia, chắc hẳn đã không dưới 1 lần bạn đọc được thông tin các hãng bảo hiểm lừa đảo khách hàng, hay cụ thể hơn là bảo hiểm Manulife. Điều này có thực sự đúng khi bản thân Manulife hay các hãng bảo hiểm khác vốn rất có danh tiếng cũng dính vào vụ lùm xùm này. Câu chuyện bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng dường như vẫn còn là một ẩn số, gây cản trở quyết định của bất cứ ai có ý định tham gia. Với khách hàng đang có hợp đồng bảo hiểm với Manulife, đây cũng được coi là một thông tin tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của họ, từ đó dẫn đến những quyết định mang tính cảm tính.
Thông tin bảo hiểm Manulife lừa đảo xuất hiện tràn lan
Để chắc chắn hơn về việc bảo hiểm Manulife lừa đảo hay không, cần tìm hiểu rõ về thông tin nguồn gốc xuất xứ, tiềm lực tài chính và năng lực quản trị của của đơn vị bảo hiểm này. Công ty bảo hiểm Manulife có xuất từ Tập đoàn tài chính Manulife Financial có trụ sở chính tại Canada. Đây cũng là doanh nghiệp do thủ tướng Canada đầu tiên sáng lập lên vào năm 1887. Với hơn 130 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp này đã ngày một khẳng định tên tuổi, danh tiếng và mức độ uy tín của mình trên thị trường quốc tế, trở thành địa chỉ tin cậy để khách hàng lựa chọn các dịch vụ.
Về Manulife Việt Nam, đơn vị bảo hiểm này gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 1999 - là đơn vị bảo hiểm đầu tiên có vốn nước ngoài thành công đi vào thị trường Việt. Hơn 20 hoạt động, Manulife đã ghi dấu ấn với những dịch vụ, sản phẩm chất lượng, dành được sự tín nhiệm của các khách hàng và các doanh nghiệp - tổ chức. Tính đến thời điểm hiện hiện tại, số hợp đồng bảo hiểm Manulife đang đạt mức trên 1 triệu hợp đồng, cung cấp đến khách hàng nhiều sản phẩm bảo hiểm hấp dẫn, tiện ích. Manulife tạo lòng tin với khách hàng bằng tiềm lực tài chính vững mạnh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhân viên có nghiệp vụ cao, giải quyết nhanh - gọn các yêu cầu khách hàng đưa ra. Đặc biệt, các gói sản phẩm của Manulife luôn ở ngưỡng hợp lý, phù hợp với tài chính người Việt.
Có thể thấy, với tiềm lực kinh tế và danh tiếng lớn như đã nêu ở trên, việc bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng là chuyện không thể xảy ra. Điều này đi ngược lại so với những tôn chỉ và định hướng của ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với hãng bảo hiểm này. Vậy trong thực tế, vì sao lại xuất hiện thông tin tiêu cực như trên? Điều này được xác định là do:
Trong kinh doanh, chuyện bị đối thủ chơi xấu là điều không hề hiếm lạ. Đặc biệt trong môi trường nhiều cạnh tranh như thị trường bảo hiểm. Việc phát tán thông tin bảo hiểm Manulife lừa đảo có thể xuất phát từ hành động không mấy “đẹp” đến từ những đối thủ của hãng nhằm mục đích hạ bệ là điều không thể tránh khỏi trong suốt quá trình kinh doanh. Điều này đòi hỏi khách hàng phải có sự tỉnh táo và nhanh nhạy trong phán đoán, tìm hiểu tường tận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng: liệu có nên làm bảo hiểm Manulife hay không.
Thông tin bảo hiểm Manulife lừa đảo lan truyền sai sự thật
Đây không phải chuyện đổ lỗi cho khách hàng song những câu chuyện cự cãi, tranh chấp giữa các hãng bảo hiểm ít nhiều có nguyên nhân đến từ việc khách hàng hiểu sai hoặc hiểu không đúng về quyền lợi bảo hiểm. Những thông tin này đều được kê khai minh bạch trong bản hợp đồng mà Manulife và khách hàng đang nắm giữ.
Khi không nắm rõ về các quyền lợi bảo hiểm, không ít khách hàng sẽ bị vi phạm các điều khoản loại trừ trong hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng. Và tranh cãi là điều có thể xảy đến.
Một trong những nguyên nhân khác gây phát sinh tranh cãi khi thanh toán quyền lợi bảo hiểm chính là việc khách hàng thiếu trung thực khi kê khai hồ sơ bảo hiểm. Mặc dù đã được Manulife hay các hãng bảo hiểm đưa ra khuyến nghị về tính minh bạch cần đảm bảo trong bản kê khai song trong thực tế, rất nhiều khách hàng vô tình hoặc cố ý phạm phải. Ví dụ như khách hàng có tiền sử mắc bệnh tim nhưng không kê khai vào hồ sơ. Sau 1 năm, bệnh tim tái phát và khách hàng phải đi điều trị nhiều ngày tại bệnh viện. Ra viện khách hàng yêu cầu chi trả quyền lợi song không được chấp thuận do phía bệnh viện liên kết và Manulife phát hiện ra khách hàng không kê khai về tiền sử bệnh. Lúc này, khách hàng quay ra tố bảo hiểm Manulife lừa đảo, đưa câu chuyện về thế sự khó phân định đúng sai.
Không ít trường hợp khách hàng gặp phải tư vấn viên bảo hiểm Manulife lừa đảo, giả danh nhân viên đại lý để đi lừa tiền những ai có ý định tham gia bảo hiểm của hãng. Do vậy, hãy chú ý vấn đề này, kiểm tra xác thực các thông tin của tư vấn viên, kiểm tra hợp đồng, mã bảo hiểm và mức phí đã đóng trên các trang quản lý của Manulife để chắc chắn hơn.
Tìm hiểu kỹ để tránh bị lừa khi tham gia bảo hiểm Manulife
Để tránh việc bị lừa đảo khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nói chung, bảo hiểm Manulife nói riêng, bạn cần thực hiện một số công việc sau:
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ thông tin bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng hay không. Từ đó giúp bạn vững tin hơn khi chọn sản phẩm bảo hiểm của hãng.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội