Hướng dẫn cách xem bảng giá phái sinh BSC chi tiết nhất
Cùng với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh cũng là sản phẩm đầu tư hiệu quả được nhiều nhà đầu tư “theo đuổi”. Diễn biến này cũng không ngoại lệ ở BSC. Bảng giá phái sinh BSC luôn ghi nhận khối lượng giao dịch cực lớn mỗi phiên, nhịp độ dao động đều đặn từ đông đảo các nhà đầu tư trên khắp mọi nơi. Trong bài chia sẻ dưới đây, Momi sẽ gợi ý cho bạn cách xem bảng giá phái sinh BSC chi tiết và hiệu quả nhất!
Bảng giá phái sinh BSC hiện được đánh giá là bảng giá thu hút nhiều nhà đầu tư chứng khoán theo dõi nhất bởi những ưu điểm vượt trội như:
Khách hàng có thể truy cập và xem bảng giá phái sinh BSC trực tuyến (tại đây).
Bảng giá phái sinh BSC
Để có thể xem bảng giá phái sinh BSC, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ ý nghĩa các thuật ngữ có trên bảng:
Mã hợp đồng
Mỗi một sản phẩm chứng khoán phái sinh niêm yết trên sàn đều được cấp cho một mã chứng khoán riêng (được cấp bởi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) và thường được đặt theo tên viết tắt của sản phẩm đó. Ví dụ như:
Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất của một hợp đồng trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Giá trần được biểu thị với màu tím.
Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất của mã chứng khoán trong mỗi phiên giao dịch.
Ví dụ: Giá trần của VN30F1903 ngày 6/3/2019 là 918,7 đồng
Khớp lệnh/Giá khớp/Khối lượng khớp
Khớp lệnh là khi bên mua đã chấp nhận mua với mức giá bên bán đang đề ra (không cần xếp lệnh chờ mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng với mức giá mà bên mua đề ra khi chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).
Dư mua
Mỗi bảng chứng khoán trực tuyến đều có 3 cột chờ mua và bảng giá phái sinh BSC cũng vậy. Tại đây biểu thị 3 mức giá chờ mua cao nhất (sắp xếp theo thứ tự giảm dần) đi kèm là khối lượng mua tương ứng.
Dư bán
Tương tự, bên cột dư bán của bảng giá phái sinh BSC cũng hiển thị 3 cột chờ bán với giá tốt nhất đi kèm là khối lượng bán tương ứng.
Giá xanh
Giá xanh thể hiện mức giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần
Giá đỏ
Giá đỏ thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn
Tổng khối lượng khớp
Là tổng khối lượng hợp đồng đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó
Mở cửa
Mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch chứng khoán. Giá mở cửa sẽ gồm giá mua và giá bán hợp đồng được xác định dựa trên phương thức đấu giá.
NN mua
NN mua là khối lượng mua các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
NN bán
Là khối lượng chứng khoán bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
Cao nhất
Thể hiện giá khớp lệnh ở mốc cao nhất trong phiên (tuy nhiên chưa chắc đã là giá trần)
Thấp nhất
Thể hiện giá khớp lệnh ở mức thấp nhất trong phiên (tuy nhiên chưa hẳn đã là giá sàn).
Bảng giá phái sinh BSC là tiện ích nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu đang thực hiện đầu tư vào loại chứng khoán này. Hãy lưu ý những thuật ngữ quan trọng trong bảng phái sinh được nêu ra trên đây để khai thác toàn diện nhất những tiện ích bảng giá này mang lại. Chúc bạn đầu tư thành công, hiệu quả.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội