VN30 giảm sâu, vốn ngoại “quay đầu” về với ETF

Quyen Ngo-06:54 23/11/2022

Sau những diễn biến có phần tiêu cực từ chỉ số VN30, các quỹ ngoại chuyển hướng các quỹ tham chiếu theo VN30 hoặc rổ chỉ số có cấu phần tương tự như DCVFM VN30 ETF hay FTSE Vietnam ETF.

Kết thúc chuỗi phục hồi tích cực cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt lại tiếp tục quay đầu điều chỉnh mạnh với áp lực bán đè nặng lên nhóm vốn hóa lớn. Chỉ sau 2 phiên đầu tuần, chỉ số VN30 đã bị mất tương đối nhiều điểm trong khi chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ dưới 1% mỗi phiên. Điều này khiến cho hiệu suất của VN30 ngày càng tệ hơn so với chỉ số VN-Index.

Thống kê chỉ từ đầu năm, VN30 đã mất hơn 38,4% giá trị trong khi VN-Index cũng chỉ giảm 36,45%. Điều đáng nói ở đây là VN30 là đại diện cho 30 cổ phiếu tiêu biểu đầu ngành và được nhận định là nhóm có chất lượng cao. Trong các giai đoạn sóng gió, nhóm này được kỳ vọng sẽ gồng gánh cả thị trường. Vậy nhưng ở diễn biến thực tại, có vẻ như chính VN30 lại là gánh nặng lớn mà thị trường đang phải chịu.

VN30 giảm sâu

VN30 giảm sâu

Trong bối cảnh thị trường liên tục chứng kiến nhịp giảm sâu, đặc biệt là ở nhóm vốn hóa lớn, khối ngoại đã không ngần ngại vung tiền bắt đáy. Tính từ giai đoạn đầu tháng 11, nhà đầu tư ngoại đã chi hơn 8.000 tỷ đồng trên HoSE, qua đó kéo giá trị mua ròng từ đầu năm lên xấp xỉ 6.000 tỷ đồng. Dòng tiền vào thị trường chủ yếu qua kênh ETF bên cạnh động thái giải ngân trở lại của một vài quỹ ngoại chủ động như Vina Capital, Dragon Capital,...

Cùng với xu hướng trên, DCVFM VN30 ETF bất ngờ trở thành điểm sáng khi hút ròng mạnh sau giai đoạn bị rút vốn liên tiếp trong 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9). Tới đầu tháng 11, ETF này đã hút ròng hơn 600 tỷ đồng, qua đó nâng tổng giá trị dòng tiền vào từ đầu tháng 10 đến nay lên gần 1.200 tỷ đồng. Con số này khả quan hơn rất nhiều so với giá trị rút vốn lên tới 1.900 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022.

Nhiều khả năng, dòng vốn đổ vào VN30 ETF vẫn chủ yếu đến từ Thái Lan thông qua kênh chứng chỉ lưu ký (DR). Trước đó, vào tháng 10, lượng DR VFVN30 dựa trên chứng chỉ quỹ VN30 ETF do Bualuang Securities phát hành đã tăng thêm 22,3 triệu đơn vị, lên mức 202,8 triệu đơn vị. Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp nắm giữ 202,8 triệu chứng chỉ E1VFVN30 - đây là con số kỷ lục từ khi DR ra mắt vào năm 2008.

Hiện, DCVFM VN30 ETF đang là quỹ hoán đổi danh mục mô phỏng chỉ số VN30 lớn nhất. Giá trị tài sản ròng của quỹ là hơn 6.6000 tỷ đồng. Quỹ đang hướng đến mô phòng gần nhất cá biến động của chỉ số VN30 sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động. Việc gom mạnh chứng chỉ quỹ VN30 ETF cho thấy rằng nhà đầu tư Thái Lan đang đánh giá rất cao chỉ số tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam.

Việc gom mạnh chứng chỉ quỹ VN30 ETF

Việc gom mạnh chứng chỉ quỹ VN30 ETF cho thấy rằng nhà đầu tư đang đánh giá rất cao chỉ số tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam

Bên cạnh xứ sở chùa vàng, dòng vốn từ khu vực Đông Á cũng ồ ạt chảy vào chứng khoán Việt trong thời gian vừa qua.

Mặc dù có sự chững lại trong khoảng 1 tuần trở lại gần đây nhưng Fubon ETF vẫn hút ròng lên tới gần 2.500 tỷ đồng trong tháng 11 - con số kỷ lục kể từ khi quỹ gia nhập thị trường Việt Nam. Đây cũng là quỹ ETF duy nhất không bị rút vốn đồng nào tính từ đợt đầu năm. Tổng giá trị của dòng tiền lên tới xấp xỉ 10.300 tỷ đồng.

Điều này đồng nghĩa, Đông Á đang đánh giá rất cao khả năng tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam. Như giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF đã từng chia sẻ: “Việt Nam bây giờ giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF”.

Fubon ETF hiện đầu tư vào cổ phiếu Việt theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index - gồm 30 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất sàn HoSE (điều kiện là còn room ngoại). Về cơ bản, nhóm này gồm các cổ phiếu trong nhóm VN30, đi kèm là một vài cái tên khác có tỷ trọng nhỏ hơn.

Tính đến hết 22/11, giá trị tài sản ròng của Fubon ETF đạt 16,9 tỷ TWD, trong đó danh mục cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn (99,2%). Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục (chiếm 76,4% NAV) của quỹ gồm có cổ phiếu VIC của Vingroup (13,08%); VNM, VHM, MSN, HPG, VRE,...

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: contact@thebank.vn

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay