Thị trường đi xuống, nhà đầu tư thận trọng hơn với margin

Quyên Ngô-10:27 02/08/2022

Trong bối cảnh thị trường đi xuống và chưa có dấu hiệu sôi động trở lại, nhiều nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trước việc vay ký quỹ để đầu tư. Điều này khiến số dư cho vay của các công ty chứng khoán đều bị sụt giảm mạnh.

Margin là gì?

Margin - Vay ký quỹ thực chất là hành động đòn bẩy trong các sàn giao dịch chứng khoán. Với dịch vụ này, nhà đầu tư có thể thực hiện vay tiền từ các công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua vào lượng cổ phiếu lớn hơn so với số vốn đang có. Sử dụng margin là cách để tối ưu hiệu suất đầu tư, tạo ra cơ hội để tăng lợi nhuận trong trường hợp thị giá cổ phiếu tăng cao hơn lãi suất margin mà nhà đầu tư phải trả cho các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi khiến nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề nếu dự báo sai xu hướng giá cổ phiếu, làm trầm trọng thêm khoản lỗ nhà đầu tư phải chịu.

Margin - Vay ký quỹ thực chất là hành động đòn bẩy trong các sàn giao dịch chứng khoán

Margin - Vay ký quỹ thực chất là hành động đòn bẩy trong các sàn giao dịch chứng khoán

Margin tăng liên tiếp hai năm trở lại đây

Theo thống kê, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán liên tiếp lập đỉnh trong vòng hai năm trở lại đây khi thị trường ghi nhận những biến chuyển tích cực, chỉ số VN-Index liên tiếp thiết lập mức đỉnh mới. Đó cũng chính là lý do vì sao thanh khoản thị trường trong giai đoạn này luôn đạt ngưỡng trên 20.000 tỷ đồng mỗi phiên. Cũng nhờ tác động tích cực này mà các công ty chứng khoán liên tiếp tăng vốn điều lệ để mở rộng hạn mức cấp margin cho nhà đầu tư.

Margin tăng liên tiếp hai năm trở lại đây

Margin tăng liên tiếp hai năm trở lại đây

Thị trường đi xuống, margin theo đó cũng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Từng chứng kiến thời khắc huy hoàng, thế nhưng giấc mộng như vỡ tan khi thị trường chứng khoán vấp phải những khó khăn chồng chất. Theo đó, quy mô cho vay của các thành viên đều giảm mạnh.

Thống kê từ hơn 20 công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính cho thấy, tổng dư nợ cho vay ghi nhận cuối quý 2/2022 chỉ đạt gần 71.000 tỷ đồng - tức là giảm gần 30% so với cuối quý 1. Đáng buồn là cả những công ty chứng khoán lớn thuộc top đầu thị phần môi giới cũng chẳng thể tránh khỏi biến cố kể trên khi thị trường đi xuống.

Theo quy định, các công ty chứng khoán được phép cho vay margin tối đa hai lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này đã có lúc “thăng hoa” lên mức sát trần trong năm 2021. Thế nhưng đến cuối quý 2/2022, hầu hết trong số đó đều sụt giảm mạnh, chỉ bằng một lần vốn chủ sở hữu.

Cụ thể hơn, Công ty chứng khoán SSI và Công ty chứng khoán VnDirect - hai đơn vị trí top 2 và top 3 về thị phần môi giới trên Hose cũng chứng kiến pha sụt giảm dư nợ cho vay ở ngưỡng cao đột biến, lần lượt giảm 31% và 32%.

Cuối quý 2, phía SSI có dư nợ cho vay đạt hơn 14.700 tỷ đồng trong khi cuối quý 1 là trên 21.000 tỷ đồng. Tỷ lệ trên vốn chủ sở hữu chỉ tương đương 1,1 lần. Cũng trong tình cảnh tương tự, quy mô cho vay của VNDirect cũng giảm sâu từ 17.1000 tỷ đồng từ cuối tháng 3 xuống chỉ còn 11.660 tỷ đồng. Nối tiếp chuỗi danh sách là những cái tên như VCSC, FPTS, MBS cũng giảm tới 20%.

Thị trường đi xuống margin theo đó cũng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Thị trường đi xuống margin theo đó cũng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Cũng theo ghi nhận, mức sụt giảm này chủ yếu đến vào nửa cuối quý 2 năm nay. Trong khi trước đó, ở quý 1 có những công ty thậm chí còn lập đỉnh dư nợ cho vay, tăng mạnh hơn so với cuối năm 2021 dù thị trường vẫn đang thực hiện những nhịp điều chỉnh mạnh.

Tổng kết quy mô dư nợ cho vay của nhóm 20 công ty chứng khoán này là gần 100.000 tỷ đồng vào cuối quý 1, cao hơn một chút so với cuối năm 2021 (đạt 97.200 tỷ đồng).

Lý giải cho sự sụt giảm mạnh nhưng vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả tổng kết là vì việc thu hẹp thị trường mới chỉ đang bắt đầu và ảnh hưởng tới báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán vẫn chưa đáng kể. Như Công ty chứng khoán SSI, lãi từ các khoản vay và phải thu của quý II chỉ giảm gần 15% so với quý I và vẫn tăng gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự ở VNDirect, khoản mục này chỉ giảm 9% so với quý 1 nhưng lại tăng gần gấp đôi so với quý 2/02021.

Tình huống tương tự cũng xảy ra ở các công ty chứng khoán khác, lãi từ hoạt động cho vay của MNS, FPTS, HCM hay VCSC trong quý 2 cũng chỉ giảm từ 4 đến 12% so với quý 1. Thậm chí có những công ty còn tăng như BVS hay ORS.

Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường đi xuống và chưa có dấu hiệu khởi sắc, thanh khoản liên tục giảm, ảnh hưởng của việc thu hẹp quy mô cho vay margin sẽ trở nên rõ ràng hơn trong các quý tiếp theo.

Theo: VNExpress

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay