Thanh khoản thị trường phái sinh liên tục giảm: Đâu là nguyên nhân?
Nếu như trước đây nhà đầu tư tìm đến thị trường phái sinh như “trạm cứu hộ” để vớt vát lợi nhuận trong ngắn hạn, đợi chờ thị trường cơ sở phục hồi thì giờ đây cũng dứt áo ra đi nhanh như cách họ đến. Điều này được thể hiện rất rõ với việc thanh khoản thị trường phái sinh dạo gần đây liên tục giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm nay đã chứng kiến 2 nhịp sụt giảm mạnh khiến cho việc kiếm lời của nhà đầu tư trên thị trường cơ sở cũng trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư rục rịch chuyển sang thị trường phái sinh với mục tiêu tìm kiếm nguồn lợi nhuận ngắn hạn, chờ đợi thị trường cơ sở khôi phục trở lại.
Thanh khoản thị trường phái sinh liên tục giảm mạnh dạo gần đây
Minh chứng cho thấy thanh khoản phái sinh quý 2/2022 có sự tăng mạnh với 17.285 triệu hợp đồng (tăng 119,8%); khối lượng giao dịch bình quân đạt 277.669 hợp đồng/phiên.
Mặc dù vậy, nhịp tăng này cũng chẳng thể duy trì quá lâu. Gần đây thị trường phái sinh ghi nhận sự sụt giảm liên tục về thanh khoản. Tính đến hết phiên 19/12 thanh khoản của VN30F2301 chỉ còn 295.174 đơn vị, tương đương 31.375 tỷ đồng. Đây được coi là mức khá thấp nếu so sánh với bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất.
Lý giải cho việc có sự dịch chuyển như trên là do thị trường phái sinh có sự liên kết không nhỏ với thị trường chứng khoán cơ sở, neo thep rổ cổ phiếu VN30. Trong khi đó, 2 tuần gần đây thị trường cơ sở lại đang giằng co liên tục trong biên độ hẹp, các chỉ số chính tăng - giảm bất thường. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phái sinh vốn tưởng không liên quan như nhiều nhà đầu tư vẫn nghĩ.
Những tác động khiến cho thị trường giằng có có thể đến từ các sự kiện như: Fed tăng lãi suất, lo ngại các quỹ đầu từ chốt NAV hay do tâm lý e dè phiên đáo hạn phái sinh (12/12/-16/12/2022).
Lý giải cho việc thanh khoản phái sinh giảm có nhiều nguyên nhân khác nhau được đưa ra
Theo TS. Lê Đức Khánh: “Biến động giằng co, không rõ xu hướng của thị trường cơ sở khiến nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu cơ hạn chế mở vị thế. Bởi, biên độ giao dịch như vậy sẽ khiến nhà đầu tư khó kiếm lợi nhuận. Họ thường sẽ chỉ mở - đóng vị thế trong phiên hoặc thậm chí không mở. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường xanh – đỏ đảo chiều nhanh, nhà đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng cháy tài khoản”.
Đứng ở góc nhìn khác Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng việc áp dụng tỷ lệ ký quỹ tăng lên 17% chính là nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán phái sinh suy giảm. Ông nói: "Một số công ty chứng khoán áp dụng tỷ lệ ký quỹ thấp. Giả sử theo quy định cũ yêu cầu tỷ lệ 13%, nhưng có nhiều công ty chứng khoán tìm cách “lách” để cung cấp sản phẩm với mức ký quỹ thấp hơn, thậm chí chỉ ở 5%. Khi VSD thông báo áp dụng mức mới 17%, tôi đánh giá sẽ có động thái rà soát nhất định. Do đó, các dịch vụ ký quỹ thấp như trên phải ngừng và do đó thanh khoản TTCK phái sinh suy giảm mạnh”.
Mặc dù vậy, ông Minh vẫn cho đây là những dấu hiệu cục, bỏi tỷ lệ ký quỹ càng thấp đồng nghĩa thị trường phái sinh không đơn thuần phòng ngừa rủi ro nữa mà là rủi ro cờ bạc và đầu cơ. Thêm nữa, thị trường phái sinh có thể đóng mở vị thế ngay trong phiên nên tính đầu cơ theo đó cũng cao hơn so với thị trường cơ sở.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội