Quý 2 - Mùa giông bão đối với nhóm các công ty chứng khoán

Quyên Ngô-06:43 27/07/2022

Do ảnh hưởng từ những yếu tố tiêu cực của thị trường chung, quý 2/2022 được coi là khoảng thời gian không mấy tươi đẹp đối với nhóm các công ty chứng khoán. Nhiều trong số đó còn báo lãi giảm mạnh so với cùng kỳ, thậm chí có đơn vị còn ghi nhận mức lỗ “cực khủng”.

Quý 2 - Giông bão bủa vây

Trong quý 2/2022, chỉ số Vn-Index đã sụt giảm hơn 20%, đi từ 1.492,15 điểm xuống còn 1.197,6 điểm. Thanh khoản thị trường cũng chứng kiến mức giảm sâu khi giao dịch bình quân quý 2 chỉ còn 18,6 ngàn tỷ đồng/phiên, tức là đã giảm 36% so với quý liền trước và giảm 235 so với cùng kỳ. Với tình hình thị trường không mấy tích cực như vậy nên kết quả kinh doanh của nhóm các công ty chứng khoán đã được dự báo là sẽ không mấy “sáng sủa”.

Điểm số và thanh khoản sụt giảm đã tác động nhiều tới các mảng hoạt động chính của những công ty chứng khoán đặc biệt là nhóm môi giới và tự doanh. Hầu hết các công ty đều ghi nhận doanh thu môi giới và lợi nhuận tự doanh sụt mạnh hơn so với cùng kỳ trước đó.

Kết quả lợi nhuận thể hiện trên báo cáo tài chính từ các công ty chứng khoán chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho các dự báo này. Đọc qua các báo cáo của một số công ty chứng khoán công bố sớm, phần lớn đều báo lỗ hoặc giảm sâu so với quý 2/2021 - thời điểm thị trường đang trong đà thăng hoa.

Nhóm các công ty chứng khoán báo lãi giảm sâu trong quý 2 năm 2022

Nhóm các công ty chứng khoán báo lãi giảm sâu trong quý 2/2022

Nhóm các công ty chứng khoán báo lãi giảm trong quý 2/2022

Những cái tên tiêu biểu có thể đến trong nhóm các công ty chứng khoán bị giảm lãi bao gồm: Chứng khoán SSI với tỷ lệ giảm lãi khoảng 30% so với cùng kỳ, Chứng khoán bản Việt giảm 27%, Chứng khoán FPT ghi nhận sau thuế giảm 68% lãi. Tiếp đó là những cái tên quen thuộc như Chứng khoán VI, Chứng khoán Agribank, chứng khoán Bảo Việt,...

Bên cạnh nhóm các công ty chứng khoán báo lãi giảm, có nhiều trường hợp thậm chí còn bị lỗ đậm trong quý 2. Ví dụ như Chứng khoán Bảo Minh đã lỗ ròng 133,3 tỷ, Chứng khoán Tiên Phong lỗ ròng gần 130 tỷ đồng, Chứng khoán APG lỗ ròng gần 77 tỷ đồng. Mặc dù vậy vẫn có những trường hợp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, điển hình như Chứng khoán VNDirect báo lãi sau thuế hơn 524,2 tỷ đồng - tăng 22% so với cùng kỳ, Chứng khoán Everest báo lãi 112 tỷ đồng - tăng 8% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, trong khi thị trường chứng khoán sụt giảm, mảng tự doanh của VND vẫn ghi nhận mức lợi nhuận thu về gần 276 tỷ đồng - tăng hơn 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận tự doanh trong kỳ chủ yếu đến từ ván trái phiếu và chứng khoán chưa niêm yết. Bên cạnh đó, lãi từ các khoản vay và phải thu của VND đã tăng thêm 73%, đạt mức 423 tỷ đồng.

Về EVS, đơn vị này ghi nhận mức lãi 155 tỷ đồng ở hoạt động tự doanh, chủ yếu đến từ việc nắm giữ cổ phiếu NVB.

Khối tự doanh của các công ty chứng khoán thua đậm

Một trong những lý do khiến nhóm các công ty chứng khoán báo lỗ đậm trong quý 2 bắt nguồn từ mảng tự doanh. Chứng khoán BMS, TPS, APG hay SHS chính là những ví dụ điển hình nhất. Báo cáo giải trình của SHS cho biết: "Quý 2, thị trường diễn biến tiêu cực bất ngờ, dẫn tới mảng tự doanh của công ty gặp nhiều khó khăn". Khoản lỗ chủ yếu do việc đánh giá lại các tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ bị sụt giảm hơn 485 tỷ đồng, khiến cho mảng đầu tư lỗ hơn 433 tỷ đồng. Cũng trong hoàn cảnh tượng tự, BMS hay TPS cũng gặp phải tình huống lỗ đậm.

 Khối tự doanh của các công ty chứng khoán thua đậm

Khối tự doanh của các công ty chứng khoán thua đậm

Về TPS, trong quý 2 chi phí hoạt động của TPS tăng đột biến lên tới gần 700 tỷ đồng, chủ yếu do cắt lỗ cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục. Chính yếu tố này đã dẫn đến việc các tài sản chính FVTPL bị lỗ theo. BMS cũng trải qua tình cảnh tương tự. Lãi từ tài sản chính FVTPL trong quý 2 của BMS chỉ ghi nhận gần 122 tỷ đồng, giảm gần 40%. Trong khí dó, lỗ do đánh giá FVTPL lại tăng lên gần 277 tỷ đồng. Trong khi các mảng hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, sự sụt giảm từ mảng môi giới đã khiến đơn vị này lỗ ròng hơn 130 đồng trong quý 2, so với mức lãi ròng gần 130 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Phía Công ty chứng khoán APG ghi nhận lỗ tài sản FVTPL gấp 536 lần cùng kỳ, lên tới hơn 170 tỷ đồng; chênh lệch giảm đánh giá các tài sản FVTPL hơn 152 tỷ đồng - gấp 25.000 lần cùng kỳ. Con số lỗ từ tài sản FVTPL chiến tới 98,2% chi phí hoạt động trong cùng kỳ. Theo lý giải, công ty ghi lỗ chủ yếu từ danh mục cổ phiếu.

Theo: Fili

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay