Nghịch lý GDP tăng, vì sao chứng khoán vẫn đỏ lửa?

Quyên Ngô-08:06 25/10/2022

Trái ngược với chỉ số vĩ mô tăng trưởng tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam lại liên tục chứng kiến những lần bị sụt giảm mạnh, thậm chí không ít lần giảm mạnh so với khu vực và thế giới.

Thị trường chứng khoán luôn được coi là bức tranh phản chiếu của nền kinh tế. Thế nhưng dạo gần đây diễn biến này đang có sự thay đổi hoàn toàn trái biệt. Dường như các chỉ số trên bảng điện tử không còn có giá trị phản ánh đối với kinh tế ở thời điểm hiện tại.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP quý 3/2022 ước tính tăng 13,67% so với cùng kỳ, GDP tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước đó và được nhận định là cao nhất trong giai đoạn từ 2011 đến 2022.

Tuy nhiên, đi ngược chiều với diễn biến này, thị trường chứng khoán lại không ít lần bị sụt giảm mạnh, thậm chí có thời điểm xuống thấp nhất khu vực và thế giới. Sau tháng 9 giảm mạnh nhất trong 30 tháng kể từ khi xuống đáy Covid, chỉ số Vn-Index tiếp tục bị mất thêm 10% từ đầu tháng 10, rơi xuống sát đáy cũ. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã mất hơn 32% và nằm trong nhóm giảm mạnh nhất thế giới.

GDP tăng nhưng chứng khoán vẫn miệt mài dò đáy

GDP tăng nhưng chứng khoán vẫn miệt mài dò đáy

Điều này cũng phần nào dễ lý giải, bởi chỉ số GDP là phản ánh số liệu quá khứ, trong khi đó chứng khoán lại phản ánh kỳ vọng trong tương lai nên sự “lệch pha” là không thể tránh khỏi. Thị trường chứng khoán phản ứng nhanh hơn với các biến cố và chịu sự tác động mạnh đến từ tâm lý nhà đầu tư cá nhân - Nhóm đối tượng chiếm tỷ trọng lớn lên tới 90% cơ cấu thị trường. Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều yếu tố lý giải cho sự lệch pha này:

Chu kỳ bơm - hút tiền từ thị trường

Chu kỳ bơm - hút tiền có tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Minh chứng là những đợt điều chỉnh lãi suất của Fed và các ngân hàng trung ương thế giới đã khiến thị trường chứng khoán bùng nổ sau khi xuống đáy Covid. Sau đó, lại cũng chính vì sự rút ra của dòng tiền quay trở lại sản xuất - kinh doanh và các kênh đầu tư khác mà thị trường chứng khoán bị sụt giảm.

Thiếu động lực tăng trưởng kinh tế trên sàn

Một yếu tố nữa tác động đến sự lệch pha giữa hai yếu tố GDP và chứng khoán là sự khác biệt trong cấu phần. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, trong cơ cấu kinh tế hiện nay, khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 20% GPD, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp này trên sàn chứng khoán hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trước đây con số doanh nghiệp FDI là 11 nhưng hiện tại chỉ còn 8. Toàn sàn chỉ có 15 doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên. Tính đến hết 14/10, quy mô vốn hoá của nhóm này đạt xấp xỉ 312.000 tỷ đồng - chiếm ít hơn 7% vốn hoá toàn thị trường. Con số này tăng trong những năm gần đây chủ yếu thông qua những thương vụ mua bán sáp nhập và chưa có thêm doanh nghiệp FDI nào niêm yết trong suốt 5 năm qua.

Định giá thấp nhưng không thực sự hấp dẫn

Bên cạnh việc thiếu vắng doanh nghiệp FDI. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không thực sự đa dạng khi tập trung chủ yếu vào nhóm bất động sản và ngân hàng với tỷ trọng lần lượt là 23,3% và 30,3%. Trong nhóm VN30 đã có tới 10 cổ phiếu ngân hàng và 6 cổ phiếu bất động sản.

Các cổ phiếu nhóm này có P/E thấp nhờ lợi nhuận tăng mạnh. Tuy nhiên lại không hề rẻ. Nhóm này thực tế chỉ chiếm thiểu số với tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với chu kỳ kể trên. Điều này tác động và làm cho P/E của VN-Index thường xuyên duy trì ở mức thấp tuy nhiên khó có thể cho thấy định giá của chứng khoán Việt Nam thực sự rẻ. Hơn nữa, P/E của VN-Index đã duy trì ở mức thấp suốt 1 thập kỷ qua. Thậm chí cứ mỗi lần tạo đỉnh, con số này lại càng bị trồi sụt.

Chứng khoán Việt Nam mặc dù định giá thấp nhưng không thực sự hấp dẫn

Chứng khoán Việt Nam mặc dù định giá thấp nhưng không thực sự hấp dẫn

Có thể nhìn nhận vấn đề này khi so sánh với cơ cấu của chứng khoán Mỹ khi các lĩnh vực như công nghệ thông tin, y tế và chăm sóc sức khoẻ có tỷ trọng hàng đầu. Những nhóm ngành này cũng có mức P/E cao ngất ngưởng đã tạo động lực giúp chỉ số Dow Jones duy trì ở mức định giá cao trong nhiều năm.

Chứng khoán Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào tín dụng

Thêm nữa, chứng khoán Việt lại phụ thuộc lớn vào tín dụng. Đây cũng là nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng thương mại Việt Nam và cũng là kênh huy động vốn của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản.

Đồng nghĩa, trong bối cảnh như hiện tại, khi chính sách tiền tệ vẫn bị siết chặt, cổ phiếu ngân hàng và bất động sản cũng đồng thời bị kìm hãm, tạo nên bối cảnh đối lập giữa GDP và thị trường chứng khoán.

Nguồn: Cafef

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay