Loạt doanh nghiệp liên tiếp lâm cảnh “lỗ hoàn lỗ” vì bắt đáy cổ phiếu HPG của Hoà Phát
Không giống như các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính cần phải đánh giá lại các khoản đầu tư cổ phiếu trong kỳ và trích lập dự phòng giảm giá của mình. Điều này cũng phần nào lý giải những khoản lỗ tài chính phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp này chưa hề bán cổ phiếu hiện sở hữu. Trong trường hợp này là cổ phiếu HPG - cổ phiếu khiến nhiều doanh nghiệp đứng trong hoàn cảnh lỗ liên tiếp kể cả khi chưa bán.
Theo nguyên tắc kế toán, khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và trích lập dự phòng tương ứng. Trong khi đó, cổ phiếu HPG đang ở bờ vực “lao dốc không phanh” khiến nhiều doanh nghiệp trót đu đỉnh phải hứng chịu cảnh lỗ nặng mặc dù khoản lỗ này chưa hề được hiện thực hoá.
Nhiều doanh nghiệp trót đu đỉnh phải hứng chịu cảnh lỗ nặng mặc dù khoản lỗ này chưa hề được hiện thực hoá
Cụ thể, trong báo cáo tài chính quý 2/2022 của Công ty cổ phần Hoá An - một doanh nghiệp trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đã hé lộ số lượng cổ phiếu HPG của Hoà Phát mà họ đang nắm giữ là 2.640.000 cổ phiếu (tính đến 30/9) - tương đương 80,3 tỷ đồng.
Nếu so sánh với thời điểm khác, khi cổ phiếu HPG của Hoà Phát cán mốc 30.433 đồng/cổ phiếu và giá cổ phiếu HPG thời điểm đóng cửa phiên 31/10 (giá 15.650 đồng/cổ phiếu) thì doanh nghiệp này đã bốc hơi gần 41,3 tỷ đồng khi sở hữu số lượng cổ phiếu trên.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức tương đối, vì trong suốt 10 tháng qua, Công ty cổ phần Hoá An có thể đã tiếp tục mua vào cổ phiếu HPG của Hoà Phát theo nhiều mức giá khác nhau, hoặc đã bán đi lượng tương đối để cắt lỗ.
Đáng nói ở đây là việc hồi đầu năm Hoá An đã nắm giữ 300.000 cổ phiếu (15,26 tỷ đồng) tương đương giá trung bình 50.877 đồng/cổ phiếu. Như vậy có nghĩa, trong năm 2021 doanh nghiệp này đã trót đu đỉnh cổ phiếu HPG. Và hiện tại Hoá An đã cố gắng trung bình giá xuống với khoản đầu tư ngắn hạn này nhưng bất thành.
Tiếp đó là cái tên khác, CMC - Công ty cổ phần đầu tư CMC. Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của doanh nghiệp này cho thấy doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng lỗ tới hơn 240 triệu đồng. Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng của đơn vị này đã tăng tới 98% lên gần 9 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng giảm giá cổ phiếu HPG của Hoà Phát là 1,1 tỷ đồng.
Tính đến 30/9, doanh nghiệp này đã nắm tới 117.500 cổ phiếu HPG với giá trị 3,2 tỷ đồng - tương đương bình quân 27.300 đồng/cổ phiếu. So với mức giá đóng phiên 31/10, lượng tài sản này đã bốc hơi khoảng 40%.
Đáng nói ở đây là việc CMC không hề sở hữu cổ phiếu HPG hồi đợt đầu năm. Giá chứng khoán cuối quý 3/2022 của CMC tăng lên từ 22,3 tỷ đồng lên 291.1 tỷ đồng. Tăng mạnh ở cổ phiếu HPG của Hoà Phát và GEX của Tập đoàn GELEX.
Cổ phiếu HPG của Hoà Phát là một phần nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư bị lỗ
Nhìn nhận một cách tổng quan, trong diễn biến thị trường có phần tiêu cực như hiện tại, không chỉ có cổ phiếu HPG mà có nhiều các cổ phiếu khác như cổ phiếu ngân hàng, bất động sản cũng chứng kiến đợt giảm mạnh - là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư chứng khoán bị thua lỗ.
Nhìn lại báo cáo tài chính của CMC, trong thực tế khoản gây lỗ nhiều nhất lại đến từ GEX chứ không phải là HPG. Báo cáo cho thấy chi phí dự phòng CMC trích lập cho GEX là 5,2 tỷ đồng, con số lớn hơn rất nhiều so với HPG.
Cũng trong tình cảnh tương tự, báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 (L14) cho thấy số trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn tại 30/9/2022 là 68,7 tỷ đồng. Con số này chiếm tới 65% giá trị các khoản chứng khoán đầu tư ngắn hạn.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng cũng là doanh nghiệp đã có 9 tháng đầu năm “lao đao” với đầu tư chứng khoán.
Tại ngày 30/9 doanh nghiệp này công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với khoản chi phí dự phòng lên tới hơn 120 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và VHM của Công ty cổ phần Vinhomes là 3 cái tên khiến Nhà Đà Nẵng lỗ nặng. Đáng nói, đây là số lỗ đánh giá tại thời điểm 30/9 còn ở thời điểm hiện tại danh mục này đều đã giảm tiếp từ vài đến vài chục % nữa.
Mặc dù có đầu tư cổ phiếu HPG nhưng với khối lượng nhỏ, cổ phiếu này chỉ gây lỗ chỉ vài chục triệu đồng đối với Nhà Đà Nẵng.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội