Loạt cổ phiếu bị cắt giảm margin sau khi báo cáo soát xét bán niên được công bố

Quyên Ngô-10:26 23/08/2022

Nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ sau khi báo cáo soát xét bán niên được chính thức công bố.

Theo thông tin mới cập nhật, tại các sàn giao dịch, hàng loạt các cổ phiếu lớn đã bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin). Danh sách được đưa ra trong bối cảnh mùa báo cáo soát xét bán niên vừa kết kết thúc, theo đó hàng loạt các cảnh báo được đưa ra cho doanh nghiệp do báo cáo tài chính bán niên soát xét có lợi nhuận ròng bị âm hoặc bị kiểm toán đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần.

hàng loạt các cổ phiếu lớn đã bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ

Hàng loạt các cổ phiếu lớn đã bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin)

Những cổ phiếu bị cắt giảm margin tại sàn HoSE

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), có 3 mã vừa được bổ sung vào thêm vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin. Lý do là vi cả ba đã ghi nhận thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2022. Danh sách bao gồm:

  • CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH)

Lý do được xác định là do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp này ghi nhận ở mức âm.

Cụ thể doanh thu thuần của PSH trong nửa đầu năm 2022 tưng 28%, đạt 3.771 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chịu tác động của giá xăng dầu thế giới và trong nước đã có sự tác động mạnh đến giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp này, đội giá vốn lên cao. Hệ luỵ, PSH bị lỗ đậm tới 260 tỷ đồng trong khi cùng ký trước đó doanh nghiệp này vẫn lại tới 84 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch, cổ phiếu PSH đã giảm 58% từ hồi tháng 3, giao dịch đi ngang trong gần 2 tháng qua, quanh mức 11.000 đồng/cổ phiếu).

  • CTCP Điện lực Khánh Hòa (KHP)

Tương tự, KHP cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm ở ngưỡng dưới 0. Trong khi thực tế, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đã tăng tới gần 10%, đạt 2.391 tỷ đồng. Điều này gây ra bởi giá vốn tăng, chi phí không được điều hoà hợp lý khiến lợi nhuận bị âm tới 126 tỷ đồng. So với trước đó thì có sự cải thiện hơn (cùng kỳ lỗ 182 tỷ).

  • CTCP Hacisco (HAS)

Cùng xuất hiện trong danh sách là HAS với lý do tương tự. Báo cáo doanh thu thuần bán niên của doanh nghiệp này đạt gần 35 tỷ đồng, giảm tới 74% so cùng kỳ năm ngoại. Tuy nhiên, khác với hai doanh nghiệp kể trên, HAS có giá vốn giảm sâu, mặc dù vậy cũng khó lòng có thể cứu vớt khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn nằm trong tình cảnh vô cùng ảm đạm. Lỗ sau thuế của HAS kỳ này dừng ở mức 470 triệu đồng - so với mức lãi 1,8 tỷ trước đó thực sự là hai mảng màu sáng - tối rõ rệt.

Hiện tại, trên thị trường HAS vẫn đang nằm ở diện cảnh báo do vấn đề ngoại trừ trên báo cáo tài chính kiểm toán tồn đọng đã lâu. Thị giá của cổ phiếu này đang dừng ở ngưỡng tham chiếu 11.600 đồng, thanh khoản không quá tích cực.

Những cổ phiếu bị cắt giảm margin tại sàn HNX

Tại sàn HNX danh sách các cổ phiếu bị cắt giảm margin tiếp tục được nối dài

Tại sàn HNX danh sách các cổ phiếu bị cắt giảm margin tiếp tục được nối dài (Nguồn: Vietstock)

Trên sàn HNX - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), các báo cáo lần lượt được công bố về danh sách các cổ phiếu bị cắt margin liên quan đến báo cáo tài chính soát xét bán niên. Cụ thể có những mã sau:

  • Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Sau kiểm toán, kết quả báo cáo bán niên của SHS có sự thay đổi 180 độ khi đang từ ghi nhận mức lãi trước thuế là 39 tỷ đồng thành lỗ trước thuế 86,5 tỷ đồng. Nguyên nhân được doanh nghiệp này đưa ra là do đơn vị giữ nguyên phân loại cổ phiếu GEX và TCB ở mực FPTVL thay vì để ở mục AFS như trong báo cáo tài chính quỹ 2. Đơn vị này cũng cho biết thêm, thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm diễn biến tiêu cực bất ngờ dẫn đến mảng tự doanh vấp phải nhiều khó khăn khiến lợi nhuận sau thuế bị giảm.

  • CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC)

Lý do cổ phiếu TVC bị cắt giảm margin là do lợi nhuận sau thuế bán niên là số âm. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của doanh nghiệp này là âm 257 tỷ đồng, không thay đổi quá nhiều so với báo cáo tài chính tự lập. So với lợi nhuận cùng kỳ trước đó, lợi nhuận sau thuế của TVC đã giảm 521 tỷ đồng.

Lý giải cho việc kinh doanh thua lỗ của mình, TVC cho biết, doanh thu đã giảm 61% so với cùng kỳ năm trước, đạt 94 tỷ đồng trong khi chi phí bỏ ra tăng tới 102%. Ngoài ra, sự sụt giảm doanh thu và tăng đột biến chi phí cũng bắt nguồn từ việc thị trường chứng khoán bị giảm điểm mạnh trong nửa đầu năm 2022. Phía TVC đã trích lập gần 300 tỷ đồng chỉ riêng trong kỳ này.

  • CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN)

NDN cũng không thể tránh được đợt “thanh trừng” lần này được xướng tên trong danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ (margin) trên sàn HNX. Nguyên nhân được cho là phía NDN đã bị lỗ tới 95 tỷ đồng sau thuế trong khi cùng kỳ trước đó phía doanh nghiệp này lãi tới gần 133 tỷ đồng.

Ngoài lý do nêu trên NDN bị cắt giảm margin bởi loạt nguyên do khác như: báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 không được đơn vị kiểm toán cho ý kiến chấp thuận toàn phần. Thêm nữa, tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Monarchy B cuối quý 2 là 463,6 tỷ đồng trong khi đó, theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì NDN phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng. Báo cáo tài chính đính kèm gửi đi lại chưa hề ghi nhận khoản lãi dự trả này. Ước tính số lãi lũy kế NDN phải trả đến 30/6 là 66,3 tỷ đồng (trong đó lãi dự trả năm 2021 trở về trước là 44,7 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 là 21,5 tỷ đồng).

Như vậy, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của NDN sẽ phải tăng thêm 21,5 tỷ đồng và chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" sẽ giảm tương ứng.

Đồng thời, trên bảng cân đối kế toán tại ngày 30/6 của NDN, chỉ tiêu "chi phí phải trả" sẽ tăng thêm 66,3 tỷ đồng, chỉ tiêu "thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" sẽ giảm 13,3 tỷ đồng và chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" sẽ giảm đi 55 tỷ đồng.

  • CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương - Apec (APS)

APS là cái tên tiếp theo trong danh sách bị cắt giảm margin, được ấn định chính xác từ ngày 19/8. Nguyên nhân được HNX đưa ra là do lợi nhuận sau thuế bán niên 2022 sau kiểm toán của doanh nghiệp này ở ngưỡng dưới 0.

Chi tiết, trong nửa năm 2022, APS ghi nhận doanh thu tăng gấp 4 lần, đạt 108 tỷ đồng song các gánh nặng từ chi phí và khoản lỗ đậm tại mảng tự doanh đã khiến doanh nghiệp này rơi vào trạng thái bị lỗ sâu - lỗ sau thuế kiểm toán là 304 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ trước đó (lãi 37,7 tỷ đồng ở cùng kỳ trước đó).

Trong báo cáo tự lập, phía APS ghi nhận doanh thu chỉ 56 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động lại tăng tới 12 lần quý trước đó - đạt mức 492 tỷ đồng. Chi phí bị độn lên chủ yếu đến từ mảng tự doanh khiến APS lỗ sau thuế tới 362 tỷ, EPS chuyển âm còn 4.370 đồng/cổ phiếu.

  • CTCP Licogi 14 (L14)

Khép lại danh sách các cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên sàn HNX là L14. Thông báo này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 19/8 do tình trạng lỗ sau thuế bán niên 2022 của CTCP Licogi 14 nằm ở mức âm. Mặc dù sau soát xét lại, số lỗ của doanh nghiệp này đã thu nhỏ hơn hẳn từ 234 tỷ xuống chỉ còn 24 tỷ, song thực tế vẫn chẳng thể thay đổi.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay