Lạm phát đạt đỉnh, VN-Index đã thực sự tạo đáy?
Với kỳ vọng đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán, câu hỏi khi lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh, chỉ số Vn-Index đã tạo đáy hay chưa nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Hãy cùng phân tích ngay dưới đây!
Sau đợt sụt giảm mạnh trong quý 2 vừa qua bắt nguồn từ nguyên nhân lạm phát tăng cao, căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đi kèm với đó là việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, bước sang tháng 7 này thị trường chứng khoán toàn cầu đã dần đi vào ngưỡng ổn định. Nhiều thị trường đã ghi nhận sự phục hồi tích cực khi chỉ trong tuần trước giá dầu và hàng hóa đang có tín hiệu giảm nhiệt. Tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu chỉ còn ở quanh ngưỡng 100 USD/thùng.
Trước những diễn biến tích cực như trên, giới chuyên gia nhận định kịch bản lạm phát đang có dấu hiệu tạo đỉnh. Đồng nghĩa, Fed sẽ có thể nhẹ tay hơn trong việc tăng lãi suất. Với kỳ vọng “đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán”, câu hỏi VN-Index đã thực sự tạo đáy chưa là những vấn đề đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Bùi Văn Huy - Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng cần xem xét trên nhiều bình diện. Về bối cảnh thị trường toàn cầu, sau khi giảm sâu cũng đã có những nỗ lực phục hồi nhất định song trong thực tế, đà phục hồi này vẫn chưa thực sự thuyết phục.
Tâm điểm của thị trường tài chính thế giới hiện xoay quanh 2 vấn đề chính là lạm phát và suy thoái. Diễn biến mối quan hệ các loại tài sản toàn cầu cũng đang trong giai đoạn chuyển giao từ nỗi lo về lạm phát sang nỗi lo suy thoái. Theo đó, trong nửa cuối năm 2022, câu chuyện suy thoái sẽ làm tâm điểm khi lạm phát dần hạ nhiệt.
Về nhận định “đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán”, ông Huy bày tỏ quan điểm rằng nhận định này chưa thực sự toàn diện vì ngoài rủi ro lạm phát, thị trường còn chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác nhau. Mối quan hệ giữa thị trường trái phiếu - cổ phiếu - hàng hoá là mối quan hệ động và có thể thay đổi và có thể thay đổi theo bối cảnh thị trưởng chung.
Thực tế cho thấy, có những thời điểm kinh tế rơi vào vòng suy thoái, giá cả hàng hóa leo thang, tạo đỉnh và cùng rơi với thị trường cổ phiếu như thời điểm đầu năm 2000, khủng hoảng 2007 - 2008 hay thời điểm dịch Covid bùng phát năm 2020. Do vậy, việc khẳng định đỉnh lạm phát sẽ tạo đáy chứng khoán không hoàn toàn đúng.
Đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán liệu có đúng?
Nhận định về bối cảnh chứng khoán Việt Nam, ông Bùi Văn Huy đánh giá chưa đủ căn cứ tin cậy cho thấy thị trường đã tạo đáy, Mặc dù có hai quan điểm cho rằng việc thị trường tạo đáy là sự phục hồi của chứng khoán thế giới - Việt Nam tương quan cao trong thời gian qua và cũng sẽ phục hồi và các tín hiệu phân kỳ theo phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho rằng mức độ tin cậy của hai dấu hiệu này vẫn còn khá thấp.
Thứ nhất, sự phục hồi của chứng khoán thế giới và mối tương quan cao với thị trường Việt Nam: Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rặng VN-Index sẽ có nhịp phục hồi nhất định tương tự như tạo đáy hồi tháng 7 năm 1018. Tuy nhiên, chuyên gia HSC lại cho rằng, bối cảnh thị trường thế giới lúc đó rất khác với hiện tại dựa trên các yếu tố sau:
Thứ hai, dựa trên tín hiệu phân kỳ theo phân tích kỹ thuật: Nhiều nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cũng đang kỳ vọng vào tín hiệu phân kỳ tuy nhiên tín hiệu phân kỳ khi thị trường sụt giảm cần xem xét cẩn trọng hơn. Bởi, thị trường tạo tín hiệu phân kỳ là điều đương nhiên vì gia tốc rơi phải chậm lại sau khi đã giảm quá nhanh và mạnh từ đỉnh. Điểm số hiện tại cũng đã thấp hơn nhiều so với vùng đỉnh. Mặt khác, tín hiệu phân kỳ không đồng nghĩa là giá sẽ đảo chiều đi lên. Do đó, cần xác nhận chuẩn xác hơn nữa trên chính đồ thị giá, trong đó tính thanh khoản cũng là một nhân tố quan trọng
Trong bối cảnh thị trường có quá nhiều sự thay đổi cộng dồn thêm việc dòng tiền yếu và có sự xoay chuyển khá nhanh, nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch ngắn hạn cần linh hoạt hơn. Đặc biệt cần lưu ý tâm lý thị trường không còn vững trong xu hướng tăng dài hạn để kỳ vọng sóng bền.
Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư cũng cần thay đổi về tư duy giao dịch. Trước khi, phương thức giao dịch theo xu hướng, các phiên bứt phá mang lại lợi nhuận tốt tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sóng nhóm cổ phiếu thay đổi rất nhanh. Việc nhà đầu tư duy trì thói quen giao dịch cũ có thể sẽ mua phải vị thế trên đỉnh sóng hồi.
Xác định chiến lược phù hợp trước diễn biến khó lường của thị trường
Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, ông Huy cho rằng nên áp dụng chiến lược mua cổ phiếu tốt ở trạng thái quá bán hơn là giao dịch theo đà tăng. Mua ở các điểm bứt phá rất dễ đu đỉnh song hồi. Do vậy, nhà đầu tư có thể chọn mua các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt trong quý 2 nếu cổ phiếu bị chiết khấu sâu, giảm mạnh về vùng hỗ trợ và vùng “quá bán”.
Nhận định về cơ hội đầu tư, chuyên gia cho rằng cơ hội vẫn còn khi kết quả kinh doanh quỹ 2 vẫn tích cực với lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng tốt song có thể ít có sự đột biến. Một số nhóm ngành có thể có sự bứt phá về lợi nhuận có thể kể đến như: Phân bón, Hoá chất, Thuỷ sản, Khai khoáng,...
Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng một số ngành như Phân bón hay Hóa chất,... lợi nhuận có thể đạt đỉnh trong quý 2 vì giá hàng hoá đã giảm mạnh trong thời gian gần đây. Do vậy, nhà đầu tư cần “đánh sóng” kết quả kinh doanh quý 2 cần vào nhanh - ra nhanh với các nhóm này.
Nguồn: Nhịp sống kinh tế
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: contact@thebank.vn
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội