Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng tiếp tục tăng cao trong tháng 6/2022
Cuộc đua lãi suất ngân hàng chưa có dấu hiệu ngã ngũ khi liên tục xác lập đỉnh mới mới mức tăng nhanh, biên độ phổ biến rơi vào khoảng từ 0,3 - 0,4%, có ngân hàng tăng đến 0,8% một năm.
Cuộc đua lãi suất ngân hàng chưa có dấu hiệu ngã ngũ khi liên tục xác lập đỉnh mới mới mức tăng nhanh, biên độ phổ biến rơi vào khoảng từ 0,3 - 0,4%, có ngân hàng tăng đến 0,8% một năm.
Trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, có gần 10 ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, phần lớn đều đo theo chiều hướng tăng, dao động từ 0,1 - 0,8% một năm.
Cụ thể, VIB điều chỉnh mức tăng 0,8% một năm cho hình thức tiền gửi online cho kỳ hạn 9, 11 tháng và kỳ hạn 9 tháng khi gửi tại quầy. Đây cũng được nhận định là mức tăng mạnh nhất trong toàn ngành tính từ đầu năm 2022 đến nay. Ngoài ra, ở một số các kỳ hạn khác, lãi suất ngân hàng nào cũng đồng loạt điều chỉnh với mức tăng từ 0,3 đến 0,7% một năm. Tuy nhiên, về căn bản mức nền lãi suất của VIB cũng khá thấp vì vậy thứ hạng của đơn vị này trong bảng lãi suất cũng không có quá nhiều biến động sau đợt điều chỉnh trên.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng tiếp tục tăng cao trong tháng 6/2022
Cùng chung diễn biến, OceanBank, PCBank, ACB và BaoVietBank,... cũng đua nhau tăng lãi suất với mức phổ biến 0,3 - 0,4% một năm. Nhờ đợt điều chỉnh này đã làm thay đổi thứ hạng của loạt đơn vị trên bảng lãi suất. Cụ thể, BaoVietBank đã nâng thứ hạng từ vị trí thứ 11 lên xếp hạng 4 ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường, OceanBank cũng tăng liền 6 bậc và vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng. Ở một diễn biến khác, BacABank, GPBank,... chỉ nhích nhẹ với mức tăng thêm chỉ từ 0,1 đến 0,2% một năm. Sau đợt điều chỉnh này, theo khảo sát đã có 20 đơn vị có mức lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy đạt trên 6% một năm. Với kênh gửi online là 23 nhà băng. Trung bình lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy và online lần lượt đạt 6,11% và 6,28% - tăng thêm 0,04% - 0,05% so với hồi giữa tháng 5. Trong cuộc đua này, SCB tiếp tục giữ ngôi đầu bảng với mức lãi suất 7,3% cho kỳ hạn gửi tiết kiệm 12 tháng cả tại quầy và gửi online. Mức lãi suất này đã được SCB xác lập và tiếp tục duy trì trong giai đoạn tháng 6 này.
Trước đó, vào khoảng thời gian giữa tháng 5 cũng đã có 11 ngân hàng đưa ra quyết định điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ tăng trên 0,3% một năm như NCB, SacmBank, VietABank và GPBank,...
Lãi suất tiền gửi tiếp tục đi lên giúp gia tăng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng thêm 2,15% so với cùng kỳ. Số tiền người dân gửi ròng đạt 174.000 tỷ đồng - nâng tổng số tiền gửi cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng - tăng 3,28% so với cuối năm 2021.
Lãi suất ngân hàng có thể tiếp tục tăng trong năm 2022 trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang có dấu hiệu hạ nhiệt
Xu hướng đổ tiền về kênh tiền gửi ngân hàng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư nóng trước đó đi dần vào giai đoạn thoái trào. Chỉ tính từ đầu tháng tư, thị trường chứng khoán có 27 phiên thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng. Trong đó, gần 1 tháng qua chỉ có 5 phiên vượt mốc 15.000 tỷ. Mức thanh khoản này được cho là tương đối thấp so với trung bình 26.000 tỷ đồng trong đợt đầu năm. Cùng với đó kênh trái phiếu cũng dần lắng xuống sau chuỗi động thái vĩ mô nhằm siết chặt thị trường, Theo báo cáo của thị trường Trái phiếu Việt Nam, tháng 4 có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị đạt 16.470 tỷ đồng - tăng lên so với 2 tháng trước đó nhưng vẫn thấp hơn mặt bằng chung năm ngoái.
Tăng lãi suất đang trở thành xu hướng chính của các ngân hàng từ đầu năm trở lại đây, trong khi đó 4 nhà băng quốc doanh lại lựa chọn đứng ngoài cuộc đua. Theo VnDirect, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 và 12 tháng của khối tư nhân vào cuối tháng 4 đã tăng 14 điểm và 13 điểm cơ bản so với cuối năm ngoái. Đơn vị này kỳ vọng rằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn - rơi vào khoảng 30 đến 50 điểm cơ bản cho cả năm, Trong đó lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên từ 5,9 đến 6,1% trên một năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.
Cùng chung quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ từ 0,5% đến 1% trong năm 2022 này, Dự báo này được đưa ra dựa trên kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội