Đồng USD tăng giá có tác động gì đến “nhiệt độ” trên sàn chứng khoán

Quyên Ngô-03:10 29/09/2022

Theo thống kê trên thị trường hiện có nhiều cái tên quen thuộc đang vay nợ 100% bằng đồng USD. Theo đó khi tỷ giá USD/VND tăng lên, sức nóng thị trường cũng cao hơn nhiều so với trước.

Cuộc họp mới đây vào ngày 20 - 21/9/2022, Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới 3 - 3,25%. FED cũng bày tỏ lập trường có phần “diều hâu” của mình rõ ràng hơn khi dự báo có thể tăng mức lãi suất điều hành lên 4,45 - 4,75% vào cuối năm 2022 (cao hơn 25 điểm cơ bản so với kỳ vọng ban đầu).

Tỷ giá USD/VND tăng kỷ lục, khả năng sẽ hạ nhiệt vào năm 2023

Báo cáo cho thấy tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu những áp lực trong những tháng cuối năm 2022. Nguyên nhân được xác định là do đồng USD neo ở mức cao khi Fed duy trì lộ trình tăng lãi suất. Ngày 21/9 chỉ số đồng USD đạt 100,6 điểm - tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. USD mạnh cũng khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 3,8%, đạt 23.688 đồn. Đây là mức cao nhất trong lịch sự, tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước ấn định cho cặp tỷ giá USD/VND ở mức 23.316 đồng - tăng thêm 0,7% so với đợt cuối năm 2021. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng tăng lên khoảng 2,7% kể từ đợt đầu năm.

Tỷ giá USD-VND liên tiếp tăng mạnh

Tỷ giá USD/VND liên tiếp tăng mạnh

Mặc dù vậy, dưới góc độ khách quan có thể nhận thấy, so với các đồng tiền khác trong khu vực, VND vẫn được đánh giá là có mức độ ổn định cao khi hầu hết tiền tệ trong khu vực đã giảm 5% so với đồng USD.

Ngoài ra các yếu tố tác động như nguồn vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện, thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối đạt ngưỡng an toàn,... vẫn đang góp phần không nhỏ đến việc hỗ trợ tỷ giá.

Kỳ vọng mới được đặt ra bởi nhiều các tổ chức, doanh nghiệp. Đa phần đều mong rằng tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ hạ nhiệt đáng kể, nhất là khi Fed chuyển trạng thái từ “thắt chặt chính sách tiền tệ” sang “bình thường hoá chính sách”.

Rủi ro rình rập các doanh nghiệp vay nợ lớn bằng USD

Việc đồng USD tăng cao làm gia tăng chi phí đối với những doanh nghiệp có cơ cấu nợ bằng đồng USD. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa các hình thức trả lãi (lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi) và kỳ hạn khoản vay.

Đối với hình thức trả lãi, các doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng USD dù có lãi suất cố định hay thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá vì sự biến động của đồng USD. Cụ thể, USD tăng kéo theo chi phí lãi vay lẫn giá trị nợ gốc đều tăng lên khi quy ra tiền VND. Tương tự, lãi suất thả nổi cũng chịu áp lực lớn bởi những khoản vay có lãi suất cố định. Nguyên nhân là do ngoài chịu tác động về tỷ giá, khoản vay thả nổi còn phải chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất vay bằng đồng USD tăng lên.

Tỷ giá USD-VND làm gia tăng sức nóng của thị trường chứng khoán Việt

Tỷ giá USD/VND làm gia tăng sức nóng của thị trường chứng khoán Việt

Đối với thời hạn trả lãi, những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ vay ngắn hạn lớn sẽ bị tác động tiêu cực hơn những khoản vay dài hạn. Về cơ bản, Fed sẽ tiếp tục thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, điều này khiến cho các khoản vay ngắn hạn gia tăng về nợ gốc, gây ra những rủi ro về dòng tiền khi doanh nghiệp phải xoay sở để trả nợ gốc và chi phí lãi vay. Ngoài ra, khi khoản nợ này đáo hạn, khả năng doanh nghiệp sẽ phải vay mới với lãi suất cao hơn để duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Ngược lại, với những doanh nghiệp có tỷ trọng khoản USD dài hạn mặc dù chưa phải đối diện với việc đáo hạn nợ gốc tuy nhiên biến động bất lợi của tỷ giá cũng sẽ khiến bản thân doanh nghiệp gặp khó khăn trên báo cáo kết quả kinh doanh, bị gia tăng chi phí lãi vay.

Ở chiều hướng tích cực, những rắc rối này có thể sẽ được giải quyết hoặc “xoa dịu” phần nào khi tỷ suất đồng USD/VND hạ nhiệt vào năm 2023.

Thống kê các doanh nghiệp niêm yết về cơ cấu nợ bằng USD bao gồm những cái tên quen thuộc như Vingroup (VIC) với tổng dư nợ bằng USD lên tới 65.559 tỷ đồng trên tổng số gần 166.600 tỷ đồng dư nợ (chiếm 39,4%). Đây là những khoản nợ với lãi suất cố định 4%/năm cho khoản vay ngắn hạn; lãi suất thả nổi từ 0,91%/năm đến 5,53%/năm đối với khoản vay có tài sản đảo bải và không có hợp đồng hoán đổi lãi suất; và lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi từ 4,1%-9,15%/năm cho các khoản vay hoán đổi lãi suất. Ngoài ra, VinGroup đang có hơn 108.500 tỷ đồng tiền ròng.

Ngoài ra, PGV cũng là cái tên nổi bật với tổng dư nợ bằng đồng USD chiếm gần 87% tổng dư nợ, đạt xấp xỉ 38.900 tỷ đồng. Trong đó, Nhiệt điện Mông Dương nợ bằng USD là 23.360 tỷ đồng; lãi thả nổi Libor 6T + biên độ; Nhiệt điện Vĩnh Tân dư nợ bằng USD 3.800 tỷ đồng với 3,45%/năm và dư nợ bằng USD 9.600 tỷ đồng với lãi suất Libor 6T 2,65%. Một cái tên khác thuộc ngành dầu khí là PVD hiện có 100% dư nợ đều bằng đồng USD, giá trị đạt hơn 3.900 tỷ đồng.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay